Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Thương nhớ ngón tay Chú Hùng là người cùng làng hay sang nhà tôi uống trà với bố. Chú có...
Câu hỏi :

Thương nhớ ngón tay Chú Hùng là người cùng làng hay sang nhà tôi uống trà với bố. Chú có cái hàm to, bạnh ra như một con cọp. Chú khỏe lắm. Chú có thể chạy bộ nhiều tiếng đồng hồ mà không mệt. Những buổi sáng, chú hay chui đầu vào cái mền tôi đang đắp hỏi: - Có ai ở nhà không? Tôi nói: - Có, có...! - Sao tui không thấy ai mở cửa vậy cà. Hình như đi vắng phải không? Chú gầm ghè. Tôi nói: - Tui cũng không biết nữa chú hai ơi! - Vậy ai lên tiếng với tôi vậy cà? - Đó là cái nhà. Tui là cái nhà đây! Chú rờ rờ lên người tôi: - Vậy cái cửa sổ đâu? Sao tui tìm hoài không thấy cái chốt hè! Ô! Đây có phải là cái chốt không? Tôi hét lên: - Không phải, đó là con cu! Hai chú cháu ồ lên cười. Tôi ôm lấy cổ chú và cứ như thế, chú đi thẳng ra bàn, không hề vịn tôi. Chú nói: - Tui cõng cái nhà, mệt quá! Sáng nào cũng vậy, chú đều sang chơi. Tất nhiên mỗi lần sang chú đều chọc ghẹo tôi như vậy. Có hôm chú nói: - Cái gì nằm trong mền vậy, có phải là cái bánh xèo không? Tui đói bụng quá! Tôi hét lớn: - Không. Tui là con cọp! - Nếu là con cọp, cho tôi xem cái chân! Thế là chú vờ ăn cái chân của tôi. Một buổi sáng tôi đều nằm nán lại chờ chú. Tôi luôn nghĩ mình phải đóng vai gì để chú cười to nhất. Tôi yêu giọng cười của chú lắm! Nằm trong mền, tiếng cười thật vang. Nó cứ âm âm trong đầu tôi như một bài hát. Có một bữa sáng nọ, chú không ghé: tôi chờ mãi đến sốt cả ruột. Bố tôi nói: - Dậy đi con, chú Hùng chắc bận. Tôi vẫn cứ nằm chờ. Tôi biết chú sẽ nhớ. Đến khoảng chín giờ chú chạy vụt vào nhà, hét lớn: - Ối trời ơi! Cái bánh của tôi thiu mất! Tôi nói: - Sao chú không qua gọi con? Chú nói: - Cho chú xin lỗi cái bánh nhé, chú bận, cho nên cái bánh mới khét như vầy nè! Thế là tôi cười xòa "tha thứ" cho chú. Thỉnh thoảng chú hay vật tay với tôi. Chú có cánh tay to lắm, từng cái cơ vồng lên như những trái núi nhỏ. Tuy vậy, chú luôn thua tôi trong trò này. Chú nói: - Ôi, tui mệt quá! Nhấc cái tay lên không muốn nổi, tại sao vậy cà? Tui nhớ là cái tay tui rất bự. A! Chắc là tui không được mưu trí! Chú nằm xụi xuống mặt bàn, mặt thiểu não. Rồi chú bật dậy, hét lớn: - À! Tui biết rồi, tại vì sáng ngủ dậy, tui không chịu đánh răng! Tôi biết chú nhắc khéo tôi. Ghê lắm! Từ nhà tôi sang nhà chú chỉ độ dăm mét nên chú gọi tôi là người láng giềng. "Người láng giềng đi đâu đó. Có phải đi tìm người láng giềng là tui không?". Bố tôi gọi chú là người nhà vì việc lớn nhỏ chú đều làm giùm, và khi làm thì rất cẩn thận. Chú đóng hàng rào rất khéo, dây kẽm gai căng như dây đàn. Bàn tay phải của chú chỉ có bốn ngón. Chú nói đó là vì chiến tranh. Một viên đạn bay ngang cắt đứt nó. Chú là người may mắn, nhiều người đứt cả bàn tay, bàn chân. Như ông Tư xóm tôi, chỉ còn khúc mình, ông buồn lắm. Chú nói chú cụt một ngón tay còn buồn, huống gì ông Tư. Có một lần chú cõng tôi ra cồn, chỉ vào một lùm cây, nói ngón tay chú nằm chỗ này. Mỗi lần đi ngang đó chú đều nhớ ngón tay, nhớ khủng khiếp. Cho nên chú hay tránh con đường đó, nó khiến chú nhớ lúc còn lành lặn. Một cơ thể lành lặn bao giờ cũng thật đẹp. Những con người mất đi một phần cơ thể là mất đi những niềm vui. Thay vì vui mười ngón, chú chỉ còn niềm vui chín ngón. Ngón thứ mười trở thành nỗi buồn. Tôi ôm lấy cổ chú, chú hỏi: - Cháu còn mấy ngón vậy? Tôi hãnh diện nói: - M.ư.ờ.i... - Cho chú đếm xem. Tôi xòe bàn tay ra - Một, hai, ba... Chú thốt lên. Đúng rồi! Mười! Cháu hơn chú những một ngón. Lần đầu tiên tôi thấy một niềm vui từ thân thể mình, và tôi cũng hiểu nỗi buồn của những người không còn đầy đủ thân thể [...] Nguyễn Ngọc Thuần Lập dàn ý phân tích đặc điểm của nhân vật "tôi" trong đoạn trích trên

Lời giải 1 :

1.Mở bài:

– Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật.
– Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

2. Thân bài:

a. Nêu đặc điểm của nhân vật “tôi”:

– Cậu là người kiên nhẫn, ham học hỏi:

+ Được bố dẫn ra vườn, chạm từng bông hoa. Dù đoán sai nhưng vẫn rất cố gắng rèn luyện.

– Cậu là người có tài năng đoán trúng các sự vật:

+ Có thể đoán được các loài hoa.

+ Có thể tìm đồ vật.

+ Có thể đoán khoảng cách thông qua tiếng bước chân.

+ Có thể đoán loài hoa thông qua “khứu giác”.

– Cậu có tình yêu sâu sắc với gia đình và trân trọng những “món quà”:

+ Cậu yêu thích tên của người khác và cho rằng mỗi cái tên đều phát ra âm thanh đặc biệt.

+ Chạm vào bố và nói đây là món quà “bự” nhất.

– Cậu là người có tình yêu thiên nhiên sâu sắc: Cuộc trò chuyện tưởng tượng với loài hoa.

b. Nhận xét, đánh giá chung

– Xây dựng nhân vật thông qua hành động, lời nói cụ thể.

– Hình ảnh trong sáng, ngôn từ giàu sức gợi.

c.  Ý nghĩa của hình tượng nhân vật:

– Thể hiện cái nhìn trìu mến của tác giả đối với trẻ thơ.

– Bộc lộ tình yêu gia đình, thiên nhiên, cuộc sống.

3. Kết bài:

– Khái quát và đánh giá về nhân vật “tôi”,

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK