Trang chủ Lịch Sử Lớp 4 Giới thiệu về quy trình tạo ra sản phẩm của một nghề thủ công ở Đồng bằng Bắc Bộ mà...
Câu hỏi :

Giới thiệu về quy trình tạo ra sản phẩm của một nghề thủ công ở Đồng bằng Bắc Bộ mà em biết.

Lời giải 1 :

$\text{Nghề: Đúc đồng}$
$\text{-}$
Đúc đồng là nghề truyền thống, là công việc thủ công do những người thợ có chuyên môn thực hiện. Cũng với cơ chế đun nóng dung dịch đồng, tạo khối và trạm trổ, người thợ tạo ra thành phẩm với các hình khối khác nhau và có vẻ ngoài sáng bóng.Thực tế đồng là kim loại đầu tiên mà con người tìm ra và sử dụng. Theo một số tư liệu lịch sử, đúc đồng đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng $\text{4000}$ năm vào thời Phùng Nguyên (hậu kỳ thời Đá mới – sơ kỳ thời Đồ đồng). Đến thời Đông Sơn cũng là thời kỳ các Vua Hùng dựng nước (cách đây $\text{2000 – 3000}$ năm), nghề đúc đồng đạt đến đỉnh cao phát triển. Khi dòng lịch sử dịch chuyển đến thời Lý Trần, các thế hệ thợ đúc đồng còn dùng thêm cả vàng, bạc để chế tác ra nhiều sản phẩm như tượng Phật, chuông khánh...Hiện nay, nghề đúc đồng vẫn còn tồn tại và tiếp tục phát triển tại một số tỉnh thành, chủ yếu là miền Bắc của Việt Nam. Một số làng nghề nổi tiếng như làng Ngũ Xã (Hà Nội), làng Đại Bái (Bắc Ninh), chuyên về đúc đồng mỹ nghệ (tượng đồng, lư hương thờ cúng...). Trong khi đó, các làng nghề đúc đồng như Mỹ Đồng hay An Dương (Hải Phòng) lại nổi danh với nghề đúc đồng cơ khí. Quy trình tạo ra một sản phẩm đúc đồng đòi hỏi bất kì người thợ lành nghề nào cũng phải đạt $\text{100%}$ tâm huyết và sự khéo léo. Chỉ kỹ thuật đúc đồng chuẩn mới cho ra đời những sản phẩm chất lượng. Quy trình đúc đồng cơ bản gồm các khâu: $\text{(1)}$ Tạo mẫu, $\text{(2)}$ Tạo khuôn, $\text{(3)}$ Nấu chảy nguyên liệu, $\text{(4)}$ Rót khuôn, $\text{(5)}$ Hoàn thiện sản phẩm. Mỗi công đoạn đều đóng vai trò quyết định đến chất lượng của thành phẩm. Khâu vẽ mẫu là khởi nguồn cho ý tưởng hình dáng sản phẩm. Khâu tạo khuôn khó nhằn đòi hỏi những người thợ lành nghề tham gia. Các bước nấu chảy nguyên liệu, rót nguyên liệu vào khuôn yêu cầu sự tỉ mỉ, kiên nhẫn để đảm bảo an toàn và chất lượng sản phẩm. Từ đó, bước cuối cùng sẽ gia công để hoàn thiện sản phẩm và xuất xưởng. 
$\textit{#nnpa702}$

Lời giải 2 :

Chắc hẳn ai cũng từng nghe qua sản phẩm từ gốm hay Làng Gốm Sứ Bát tràng ở đồng bằng Bắc bộ.Sản phẩm có tính công phu,tinh tế cao.Để có được những sản phẩm làm từ gốm công phu đó những người nghệ nhân đã phải chọn lựa ra những loại đất có độ dẻo dai cao,họ sẽ xử lí và pha chế đất để dễ dàng tạo hình hơn.Khi đã xử lí đất xong họ sẽ để lên bàn xoay và bắt đầu nhào nặn tạo hình ly,bát,bình bông,chén một cách tỉ mỉ công phu nhất.Khi đã nặn xong họ sẽ phơi làm sao để sản phẩm không bị khô,nứt mẻ.Khi gốm đã khô họ sẽ bắt đầu vẽ hoa văn lên những sản phẩm hoàn chỉnh đó.Những nét vẻ công phu tinh tế đã toát lên sự sang trọng của sản phẩm.Có thể nói để tạo ra một sản phẩm gốm hoàn chỉnh đẹp đẽ công phu ta cần phải thực hiện nhiều bước để có thể tạo ra một sản phẩm như vậy.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ tư ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng và chúng ta sắp đến năm cuối cấp. Hãy chú trọng hơn đến học tập, đặt mục tiêu rõ ràng và không ngừng nỗ lực để đạt được!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK