Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bạn về đoạn thơ mà bạn thích nhất trong bài thơ Đất...
Câu hỏi :

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của bạn về đoạn thơ mà bạn thích nhất trong bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm ( lớp 12 / sgk tập 1)

Lời giải 1 :

[VĂN MẪU HỌC SINH GIỎI] PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HÌNH TƯỢNG ĐẤT NƯỚC TRONG ĐOẠN

TRÍCH ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN KHOA ĐIỀM VÀ BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC CỦA NGUYỄN ĐÌNH THI

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Trích dẫn 4 câu thơ :

Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đình Trường Sơn sớm chiều

2. Thân bài

2.1. Khái quát chung

Nguyễn Khoa Điềm và Nguyễn Đình Thi là hai nhà thơ xuất sắc trong nền thi ca

Việt Nam.

Đất nước của Nguyễn Đình Thi là lòng yêu nước tha thiết, nồng nàn, ý thức độc

lập dân tộc

Đất Nướccủa Nguyễn Khoa Điềm được đánh giá là đã sáng tạo một hình tượng Đất

Nước thân quen mà mới lạ trong thi ca Việt Nam nhà thơ đã khắc họa nên một Đất

Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống,

một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam

2.2. Nội dung phân tích - so sánh

Giống nhau:

Cùng ca ngợi Đất Nước ở vẻ đẹp thiên nhiên, con người, văn hóa và lịch sử

Khác nhau:

Đất nước của Nguyễn Đình Thi:

Cảm nhận về đất nước theo chiều không gian: mùa thu Hà Nội và mùa thu kháng

chiến trong hoài niệm của nhà thơ.

Cảm nhận đất nước theo chiều dài thời gian: với niềm tự hào về truyền thống anh

hùng bất khuất.

=> Nguyễn Đình Thi thì khắc họa hình tượng đất nước đau thương nhưng đầy kiên

cường bất khuất.

Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: có những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về Đất Nước:

Cách nhìn về đất nước cụ thể mà khái quát, bình dị mà lớn lao:

+ Đất nước được hình thành từ những gì bé nhỏ, gần gũi, riêng tư trong cuộc sống

của mỗi người.

+ Đất nước là sự hòa quyện không thể tách rời giữa cá nhân và cộng đồng dân tộc.

Hình tượng đất nước được mở ra ở bề rộng không gian, chiều dài thời gian và ở

chiều sâu văn hóa:

+ Bề rộng không gian: gần gũi thân thương với mỗi người, không gian hò hẹn nhớ

nhung của tình yêu đôi lứa, không gian mênh mông giàu đẹp của lãnh thổ, không

gian sinh tồn thiêng liêng của cộng đồng dân tộc đoàn kết

+ Chiều dài thời gian: gắn với chiều dài lịch sử, nhân dân bền bỉ kiên cường xây

dựng và bảo vệ đất nước.

+ Chiều sâu văn hóa: của một dân tộc có truyền thống dân gian lâu đời.

Cách thể hiện đậm đà màu sắc dân gian: vận dụng phong phú chất liệu văn hóa và

VHDG; Đất nước của nhân dân trở thành hình tượng trung tâm, gần gũi, giàu sức

gợi cảm.

=> Nguyễn Khoa Điềm làm rõ một tư tưởng: Đất nước của nhân dân, đất nước của ca

dao thần thoại.

Lí giải nguyên nhân của sự khác biệt:

- Do văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những

nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có , mỗi nhà văn là một người

nghệ sĩ mang phong cách nghệ thuật của riêng mình.

- Do sự chi phối của hoàn cảnh xã hội, văn hóa cũng như điều kiện sáng tác của

hai tác phẩm.

3. Kết bài

Tổng kết nội dung phân tích

Nếu cảm nhận

[https://vanmauvip.com/wp-content/uploads/2019/08/so-sanh-hinh-tuong-dat-nuoc.jpg]

Phân tích và so sánh hình tượng đất nước

𝙂𝙞𝙖𝙞⬇️

Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cá cùng con

Còn ở chiều sâu văn hóa đất nước lại được cảm nhận từ những truyền thống dân

gian có từ lâu đời:

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Cách thể hiện của Nguyễn Khoa Điềm đậm đà màu sắc dân gian. Ông đã vận dụng

phong phú chất liệu văn hóa và văn học dân gian để Đất nước của nhân dân trở

thành hình tượng trung tâm, gần gũi, giàu sức gợi cảm. Qua cách cảm nhận về hình

tượng đất nước của tác giả, ta thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước: đó là

sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân Việt Nam và nhân dân

mới là người làm ra đất nước.

Nếu như trong bức tranh đất nước giàu đẹp của Nguyễn Đình Thi chú trọng nhiều

đến nét đẹp của cảnh vật của mùa thu Hà Nội và mùa thu kháng chiến. Thì thiên

nhiên đất nước của Nguyễn Khoa Điềm lại mang vẻ đẹp bắt nguồn từ con người, qua

bức tranh cảnh vật đẻ khẳng định tinh thần anh hùng, bất khuất của con người. Sở

dĩ có sự khác biệt trong cách cảm nhận của hai nhà văn là do văn chương chỉ

dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và

sáng tạo những cái gì chưa có , mỗi nhà văn là một người nghệ sĩ mang phong

cách nghệ thuật của riêng mình. Thơ Nguyễn Đình Thi giàu nhạc tính và có cả sự

sâu sắc của tư duy triết học. Còn thơ Nguyễn Khoa Điềm hấp dẫn bởi sự kết hợp

giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con

người Việt Nam. Ngoài ra còn do sự chi phối của hoàn cảnh xã hội, văn hóa cũng

như điều kiện sáng tác của hai tác phẩm. Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm

của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đất nước là một thi phẩm xuất sắc, tiêu biểu

nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông trong thời kì đó. Còn Nguyễn Khoa Điềm lại

thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.. Mặt trường

khát vọng(1971) là bản trường ca xuất sắc viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ

miền Nam với đất nước, nhân dân.

Tóm lại, qua những phân tích và so sánh trên từ hai thi phẩm có cùng tựa đề -

Đất Nước của hai nhà thơ Nguyễn Đình Thi và Nguyễn Khoa Điềm ta càng thấm thía

tấm lòng yêu nước sâu sắc, lòng tự hào dân tộc được truyền lại từ ngàn đời. Đất

nước có từ thời cha ông ta và nó còn tồn tại được đến ngày nay là nhờ công của

những người đi trước đã giữ gìn. Từ tình yêu với quê hương đã hình thành nên

trong mỗi người tình yêu với đất nước. Do vậy, mỗi chúng ta phải ý thức được

trách nhiệm to lớn của mình với Tổ quốc, với nhân dân.

@𝙣𝙪𝙤𝙣𝙜𝙡𝙚𝟰𝟮

𝘾𝙝𝙪𝙘 𝙗𝙖𝙣 𝙝𝙤𝙘 𝙩𝙤𝙩

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK