Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Lam giup. Viết bài văn trình bày cảm xúc về lễ hội trăng rằm. K chép mạng cám on .....
Câu hỏi :

Lam giup.

Viết bài văn trình bày cảm xúc về lễ hội trăng rằm. K chép mạng cám on ..

Lời giải 1 :

Với hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, Việt Nam có rất nhiều các lễ hội truyền thống trong năm như: tết nguyên đán, tết thanh minh, tết táo quân... Trong đó, không thể không kể đến lễ hội trăng rằm - Tết trung thu đã có tự lâu đời ở Việt Nam. Đây là dịp để các em nhỏ vui chơi, rước đèn, phá cỗ, tạo nên những kỉ niệm đẹp cho tuổi thơ các em.

Trung thu mang nghĩa là giữa mùa thu. Có thể hiểu tết trung thu được tổ chức vào giữa mùa thu hay chính là ngày rằm tháng tám hằng năm khi mặt trăng sáng và tròn đầy nhất. Đây chính là một trong những nét đẹp văn hóa của các đất nước Á Đông. Ở nước ta, tết trung thu có xuất hiện từ rất lâu rồi và được cho là ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên không vì thế mà ngày tết này làm mất đi bản sắc Việt.

Tết trung thu đến luôn là niềm vui của mỗi đứa trẻ. Không giống như ngày lễ thiếu nhi quốc tế 1/6 được du nhập về từ phương Tây cha mẹ cho trẻ em đi chơi, tết trung thu gắn kết mọi người trong gia đình, thể hiện niềm quan tâm, yêu thương. Trong ngày tết này, người lớn sẽ chuẩn bị một mâm cỗ lớn với đầy đủ các loại bánh kẹo, hoa quả được trưng bày đẹp mắt, cầu kì. Và đặc biệt không thể thiếu được thức quà đặc trưng bánh trung thu. Bánh trung thu có hai loại là bánh nướng, bánh dẻo ngày trước thường có hình tròn tượng trưng cho mặt trăng. Thời gian qua đi chiếc bánh cũng được biến tấu thêm màu mè, kiểu dáng, hương vị. Chuẩn bị kĩ càng mâm cỗ, khi mặt trăng lên cao, tỏa rạng cũng là lúc gia đình quây quần bên nhau, trẻ em được phá cỗ, ăn uống. Không những vậy, các em còn được tụ tập tham gia rất nhiều trò chơi. Trên những dãy phố, ánh đèn lồng với hình: con cá, con thỏ,... rực rỡ sắc màu tỏa sáng, trẻ con nối đuôi nhau vừa đi rước đèn vừa cười đùa thích thú. Sau đó các em cũng được thỏa sức tổ chức các trò chơi khác cùng nhau vui đùa đón trăng. Đâu chỉ có trẻ em mới được hưởng niềm vui, người lớn cũng góp phần. Cả gia đình ông bà cha mẹ bên nhau sau những tháng ngày mệt mỏi vì công việc thường ngày, cùng ngắm trăng, ăn bánh, trò chuyện vui vẻ ngoài hiên nhà.

Và phần đặc sắc và hấp dẫn nhất thường vẫn luôn là màn múa sư tử. Những anh thanh niên khoác trên mình chiếc áo lấp lánh, người đội đầu sư tử, người khom lưng làm đuôi. Đầu sư tử được làm bằng giấy bồi, với đôi bàn tay khéo léo nó được làm nên mang chút nghiêm nghị nhưng cũng không kém phần duyên dáng, tinh nghịch. Người điều khiển sư tử dẻo dai múa đầy tài tình, hấp dẫn. Những màn nhảy lên chồm xuống theo nhịp trống liên hồi khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Thi thoảng lại có chú cuội, chị Hằng đeo mặt nạ màu mè phe phẩy chiếc quạt đi chọc ghẹo mọi người. Màn đêm tĩnh mịch thường ngày vì thế mà bị phá tan, chỉ còn ánh trăng chảy lênh láng trong không gian, đọng lại trong những tiếng cười giòn giã.Những nét đẹp cổ truyền luôn rất giàu ý nghĩa. Ngày tết thiếu nhi tất nhiên là nó phải mang lại cho trẻ em niềm vui, gắn kết gia đình. Không những thế nó còn mang nét rất đặc trưng của đất nước có nền văn minh lúa nước. Tết trung thu thể hiện mong ước của mọi người về một mùa màng bội thu. Nhìn trăng cũng là một cách để dự đoán thời tiết, vụ mùa thậm chí là cả vận mệnh quốc gia theo kinh nghiệm dân gian. Có thể thấy ngày tết trung thu mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa. Cuộc sống hiện đại hôm nay bận rộn với guồng quay cơm áo gạo tiền tết trung thu cũng đã được thay đổi đi rất nhiều. Tuy nhiên giá trị của nét văn hóa cổ truyền đẹp đẽ ấy không vì thế mà phai nhạt, nó vẫn giữ một vị trí quan trọng không thể thiếu trong lòng bất cứ người con đất Việt nào.

CHÚC BN LÀM BÀI THẬT TỐT

NHỚ CHO MIK HAY NHẤT NHA

Lời giải 2 :

$\text{Bài làm}$

Một năm có hai ngày hội dành riêng cho thiếu nhi, đó là Tết Thiếu nhi 1 - 6 và Tết Trung thu. So với Tết Thiếu nhi thì Tết Trung thu có phần được bọn trẻ con chúng tôi chờ đợi nhiều hơn. Vào ngày ấy, chúng tôi được cùng chung vui với mọi người, được hòa vào dòng người đông đúc trên phố, được phá cỗ đêm rằm cùng cả xóm hay đơn giản chỉ để được hưởng thụ một niềm vui nho nhỏ: cùng cả gia đình ngắm trăng. Với tôi, đêm trăng trung thu năm tôi tròn 12 tuổi là đêm trung thu nhiều ấn tượng nhất.

Mẹ tôi vẫn bảo trăng đêm rằm trung thu là tròn nhất. Quả vậy, nhìn lên bầu trời đêm sâu thẳm, một vầng sáng tròn vành vạnh như đổ khuôn. Ánh trăng như mật vàng, ngọt lịm tuôn tràn xuống mọi ngõ ngách khiến từng lá cây, ngọn cỏ đều sáng lung linh. Ánh mắt trong sáng của mọi bé thơ đều háo hức hướng lên vầng trăng với ý nghĩ thích thú được thấy chị Hằng, chú Cuội: chị Hằng xinh đẹp cùng thỏngọc dạo chơi trên cung trăng, chú Cuội tìm trâu ngồi u sầu trên gốc đa thần kì... Trung thu là vậy đó, những hình ảnh đẹp đẽ của ngày rằm đã nhẹ nhàng bước vào tâm hồn trong trẻo của trẻ thơ qua những câu chuyện cổ tích đáng yêu.Ngước lên trời cao bao la, lòng tôi xúc động vô bờ khi gặp vầng trăng tròn như gương mặt người thiếu nữ rạng rỡ nụ cười. Những vì sao lấp lánh kia là những ánh mắt của trời cao đang sẻ chia cùng niềm vui hội ngộ. Tôi lại thấy lòng mình rạo rực hơn.Đường phố nhộn nhịp, đông vui như Tết, bước ra đường thấy từng đoàn sư tử múa lửa thật tài tình; các em bé đội trên đầu những chiếc mũ công chúa đáng yêu, tay cầm đèn ồng sao năm cánh hay chiếc đèn lồng giấy đỏ truyền thống, lòng tôi lại vui vui vì một phong tục truyền thông đẹp đẽ đã không bị lãng quên theo thời gian.Dưới ánh trăng sáng, những con lân với màu sắc rực rỡ múa lượn từng vòng theo nhịp trống đánh dồn dập. Những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân… lấp lánh trong ánh trăng vàng. Sau đó là sự xuất hiện của chị Hằng và chú Cuội với những màn đối đáp hài hước. Tôi bất giác nhìn lên ánh trăng, nhớ đến câu chuyện cổ tích kể về chú cuội trên cung trăng.Kết thúc buổi tiệc phá cỗ Trung Thu, mọi người ra về. Tôi cùng với em gái vừa đi trên con đường làng, vừa trò chuyện vui vẻ. Ánh trăng dường như cũng đang đi theo chúng tôi. Trăng đi theo như muốn làm bạn đồng hành. Trăng tỏa ánh sáng cả một vùng. Những ngôi sao lấp lánh khiến cho bầu trời càng thêm đẹp. Cả nhóm nhìn lên và cảm thấy đầy ngạc nhiên thích thú.

Càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng hơn. Ánh trăng lúc này trở nên mơ màng, kỳ ảo. Đôi lúc, những đám mây xuất hiện tạm che phủ đi mặt trăng. Hàng trăm con đom đóm bay lượn khắp trời như muốn cùng với trăng thắp sáng mọi không gian. Cảnh trăng đêm nay tuyệt đẹp.Vầng trăng cũng giống như một người bạn của con người. Những đêm rằm Trung Thu phá cỗ dưới ánh trăng. Thật đẹp đẽ biết bao những kỉ niệm của tuổi thơ yêu dấu.Tôi cứ nhớ mãi cái cảm giác khó quên năm ấy.

$\text{kienhoang504599}$

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK