Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 lập dàn ý Đề1: phân tích người thầy trong tác phẩm " người thầy dầu tiên" Đề 2: Viết đoạn...
Câu hỏi :

lập dàn ý Đề1: phân tích người thầy trong tác phẩm " người thầy dầu tiên" Đề 2: Viết đoạn văn từ (10-15 câu) dựa trên dàn ý trên

Lời giải 1 :

1. Mở bài:
- Giới thiệu tác phẩm và nhân vật.
- Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật người thầy.
2. Thân bài:
* Chỉ ra đặc điểm của nhân vật người thầy:
- Người thầy là một người có tấm lòng nhân từ và trái tim cao cả.
+ Lời nói: dịu dàng, đầy sự quan tâm.
+ Hành động: bế các em qua suối, cải tạo trường học, giúp đỡ các em học sinh.
+ Suy nghĩ: lo lắng và mong mỏi về tương lai của những đứa trẻ.
* Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhân vật người thầy hiện lên qua hai điểm nhìn: An-tư-nai và người họa sĩ.
- Tính cách nhân vật được thể hiện rõ nét qua lời nói, hành động.
* Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật:
- Qua nhân vật thầy Đuy-sen, tác giả ngợi ca, trân trọng những người thầy đang ngày đêm chèo lái con đò cập bến tri thức.
3. Kết bài:
- Nêu ấn tượng và đánh giá về nhân vật.

đề 2)

Với những tác phẩm giàu chất thơ, nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp đã để lại rung động sâu sắc cho bạn đọc trên khắp thế giới. Trong đó, truyện vừa "Người thầy đầu tiên" với hình ảnh người thầy Đuy-sen có trái tim nhân hậu, cao cả không khỏi làm chúng ta thêm yêu mến, kính trọng.

Dưới lời kể của "tôi", thầy Đuy-sen hiện lên là một người thầy hết lòng vì học sinh. Thấy học trò phải mang những bao ki-giắc, thầy đã động viên, an ủi. Lời nói quan tâm ấy như xua đi bao mệt nhọc cùng sự giá lạnh của trời đông. Đứng trước hành động ngỗ ngược của bọn nhà giàu sống trên núi, thầy Đuy-sen không hề dao động hay để tâm, thầy "nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự". Trong thời tiết giá lạnh, thầy thương xót những em nhỏ vì lội suối nên lạnh cóng đôi chân. Từ đấy, ngày ngày, thầy cần mẫn bế từng em qua suối "lưng thì cõng, tay thì bế và cứ như thế thầy lần lượt đưa hết các em sang". Sau mỗi buổi học, thầy còn cố gắng kiếm đủ gỗ để làm một chiếc cầu bắc qua dòng suối dưới chân đồi. Nhận ra phương án ấy không khả thi, thầy Đuy-sen lại tiếp tục lấy đá cùng những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp học trò đi lại không bị ướt chân. Thầy làm tất thảy mọi việc với mong muốn lũ trẻ sẽ luôn an toàn trên con đường tới trường. Như vậy, tất cả lời nói, hành động đã minh chứng cho tấm lòng nhân hậu, trái tim cao cả của thầy Đuy-sen.

Bên cạnh đó, người thầy còn hiện lên với những ý nghĩ tốt lành. Thầy luôn mong muốn học trò của mình sẽ vươn xa, bay cao tới chân trời tri thức ngoài kia "Ôi, ước gì thầy được gửi em ra thành phố lớn. Em còn sẽ khá hơn biết chừng nào".

Với việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và cảm xúc của nhân vật An-tư-nai về người thầy Đuy-sen. Thầy Đuy-sen hiện lên thật chân thực từ lời kể chan chứa sự yêu thương, kính trọng. Qua đây, ta cũng thấy được tấm lòng ngợi ca, trân trọng mà Ai-tơ-ma-tốp gửi tới những người thầy đang ngày đêm chèo lái con thuyền cập bến tri thức.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK