Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Đề kiểm tra đánh giá giữu kỳ I(Thời gian:90 phút không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0...
Câu hỏi :

Đề kiểm tra đánh giá giữu kỳ I(Thời gian:90 phút không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: ĐƯA CON ĐI HỌC Sáng nay mùa thu sang Cha đưa con đi học Sương đọng cỏ bên đường Nắng lên ngời hạt ngọc Lúa đang thì ngậm sữa Xanh mướt cao ngập đầu Con nhìn quanh bỡ ngỡ Sao chẳng thấy trường đâu? Hương lúa tỏa bao la Như hương thơm đất nước Con ơi đi với cha Trường của con phía trước Thu 1964 (Tế Hanh, In trong Khúc ca mới, NXB Văn học) Trả lời các câu hỏi sau: Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Tự do C. Lục bát B. Năm chữ D. Bốn chữ Câu 2. Từ đường trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường" thuộc loại từ nào? A. Từ đồng âm C. Từ đồng nghĩa B. Từ trái nghĩa D. Từ đa nghĩa Câu 3. Bài thơ có cách gieo vần như thế nào? A. Gieo vần lưng C. Gieo vần chân B. Gieo vần linh hoạt D. Vần lưng kết hợp vần chân Câu 4. Cụm từ "nhìn quanh bỡ ngỡ" là cụm từ gì? A. Cụm danh từ C. Cụm động từ B. Cụm tính từ D. Cụm chủ vị Câu 5. Em hiểu như thế nào là "bỡ ngỡ" trong câu thơ: Con nhìn quanh bỡ ngỡ? A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen C. Có cảm giác lạ lẫm, bối rối trước mọi việc B. Có cảm giác sợ sệt trước những điều mới lạ D. Cảm thấy lo lắng không yên tâm về một vấn đề gì đó Câu 6. Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là gì? A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người C. Làm cho câu thơ giàu nhịp điệu, có hồn B.Làm cho câu thơ sinh động, gợi hình, gợi cảm D. Nhấn mạnh, làm nổi bật đối tượng được nói đến trong câu thơ Câu 7. Theo em, hình ảnh hạt ngọc được nhắc đến trong bài thơ là hình ảnh nào? A. Nắng mùa thu C. Hương lúa mùa thu B. Gió mùa thu D. Sương trên cỏ bên đường Câu 8. Chủ đề của bài thơ là gì ? A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con C. Thể hiện niềm vui được đưa con đến trường của người cha B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước D. Thể hiện lòng biết ơn của người con với người cha Câu 9. Theo em người cha muốn nói điều gì với con qua hai câu thơ sau? Con ơi đi với cha Trường của con phía trước. Câu 10. Qua bài thơ em cảm nhận được những tình cảm nào?

Lời giải 1 :

Câu 1 : B. 5 chữ

Câu 2: A. từ đồng âm

Câu 3: B. Gieo vần linh hoạt

Câu 4: C. Cụm động từ

Câu 5: A. Có cảm giác ngỡ ngàng, lúng túng vì còn mới lạ chưa quen

Câu 6: A. Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con 

Câu 7: D. Sương trên cỏ bên đường

Câu 8: A. Ca ngợi tình cảm của cha dành cho con

Câu 9: Điều người cha muốn nói qua 2 câu thơ là: bước chân của con luôn có cha đồng, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng,  đưa con đến những nơi tốt. Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng vào con.

Câu 10: Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm vô bờ bến của người cha dành cho con. Người cha sẽ luôn bên cạnh, theo sát con, nâng đỡ từng bước đi của con. Cha mong con khôn lớn trưởng thành, học hành chăm chỉ. Bài thơ còn ca ngợi khung cảnh tươi của quê hương. Cha mong con hãy biết ơn trân trọng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước.

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!!!

Lời giải 2 :

1,B ( mỗi câu có 5 chữ)

2A vì Từ “đường” trong bài thơ trên và từ "đường" trong cụm từ "Ngọt như đường" thuộc loại từ đồng âm.

3C

4B

5A

6D vì Tác dụng chủ yếu của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong câu thơ "Lúa đang thì ngậm sữa" là làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người.

7D

8A

9.Câu thơ trên ý chỉ trên con đường phía trước của người con sẽ mãi mãi có cha ở đó để đồng hành, bảo vệ, giúp đỡ lúc khó khăn hoặc lúc cần người ở bên."Bước chân của con luôn có cha đồng hành, cha sẽ đi cùng con trên mọi chặng đường, đưa con đến những nơi tốt đẹp. Cha luôn yêu thương, tin tưởng và hi vọng ở con." 

10.Qua bài thơ em cảm nhận được tình yêu vô bờ bến của người cha dành cho con.Người cha sẽ luôn bên con,theo sát con,nâng đỡ từng bước đi của con.Cha mong con khôn lớn trưởng thành học hành chăm chỉ. Bài thơ còn ca ngợi khung cảnh tươi đẹp của quê hương .Đồng thờingười cha mong con hãy biết trân trọng tình cảm gia đình tình yêu quê hương đất nước.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK