Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Kể lại một nhân vật lịch sử câu hỏi 6472212
Câu hỏi :

Kể lại một nhân vật lịch sử

Lời giải 1 :

Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Rất nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Một trong số đó phải kể đến Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng gồm hai chị em ruột là bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ đã ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43). Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nợ nước, thù nhà nên bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị chống lại kẻ thù. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, nghĩa quân thua trận.

Hai Bà Trưng là những vị tướng tài năng của dân tộc. Tuy là phụ nữ, nhưng lại có lòng dũng cảm, tài năng hơn người cùng với ý chí quyết tâm để lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược.

Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc, là tấm gương để mỗi người học tập và noi theo.

Lời giải 2 :

                                             Trong các môn học ngoài môn Tiếng Anh  và môn Ngữ Văn , cùng với đó là nhứng môn học khác , thì môn Lịch Sử cũng là một môn mà em rất yêu thích. Mỗi lần đọc những trang sử viết về các triều đại phong kiến Việt Nam , em cả m thấy vô cùng tự hào về những trang sử vẻ vang của các vị anh hùng dân tộc .Tiêu biểu trong đó là Trần Hưng Đạo Đại Vương thời nhà Trần ở TK 13 đã có công lao to lớn trong 3 lần kháng chiến chống quân Nguyên-Mông.

                                             Trần Hưng Đạo sinh năm 1231 mất năm 1300, tên thật là Trần Quốc Tuấn, tước hiệu là Hưng Đạo Đại Vương, là một nhà chính trị , nhà quân sự, một Tôn Thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan hai cuộc xâm lược của quân Nguyên – Mông năm 1285 và năm 1288.

                                     Trần Hưng Đạo là võ quan nhà Trần, có tài văn võ, toàn đức toàn tài. Người đời biết đến ông không chỉ ở tài thao lược quân sự mà còn là một nhà chính trị, một nhà ngoại giao và phục tài đức độ của ông. Ông là người có công lao lớn nhất trong ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288. Tháng 2 âm lịch năm 1286, Hoàng đế nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt đã huy động 50 vạn quân mượn danh nghĩa đưa phản thần nhà Trần là Trần Ích Tắc về làng An Nam Quốc Vương để xâm lược nước ta. Vua Trần Nhân Tông đã cử Hưng Đạo Đại Vương thống lĩnh vương hầu , luyện tập binh sĩ , sửa sang khí giới  , đóng thuyền chiến. Tháng 2 năm 1287 , nhà Nguyên điều động quân Mông Cổ , quân Nam Hán , chia làm nhiều cánh tràn vào Đại Việt. Các quan Đại Việt xin bắt tráng đinh xung quân để quân đội đông hơn nhưng Trần Hưng Đạo không đồng ý. Ông nói: “quân quý ở tinh nhuệ, không quý ở số đông.” Ngày 14 tháng 11 năm 1287, Trinh Xiển báo tin cánh quân Vân Nam của Nguyên đánh ở Phú Lương. Năm 1288, trận đánh trên sông Bạch Đằng là trận đánh nổi bật nhất trong cuộc chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ 3, mang tính chất khẳng định, và đó cũng là lần cuối cùng quân Nguyên Mông xâm lược nước ta. Tháng 6 năm Canh Tí (1300) ; Trần Hưng Đạo ốm nặng, vua Trần Anh Tông tới nhà thăm và hỏi kế sách đánh giặc. Trần Hưng Đạo đã nêu ra cách đánh giặc và vua hoàn toàn phục ông. Bởi ông là người có công lao to lớn trên con đường vệ quốc , giữ gìn độc lập, ông đã được nhà vua trao cho những tước hiệu và đặc quyền cao quý nhưng trong suốt cuộc đời ông ko hề sử dụng đến những đặc quyền này. Sau này Trần Hưng Đạo ốm ngày càng nặng, chữa mãi không khỏi bệnh. Ông mất ngày 20 tháng 8 năm 1300. Khi sắp mất ông có dặn các con rằng : “ta chết thì phải hỏa tang, lấy vật tròn đựng xương, bí mật chôn trong vườn An Lạc rồi san đất và trồng cây như cũ để người đời không biết chỗ nào, lại phải làm sao cho mau mục”. Khi nghe tin Trần Hưng Đạo Đại vương mất, triều đình Đại Việt phong tặng ông là “Thái sư Thượng phụ, Thượng Quốc công, Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương”. Ông được nhân dân tôn là Đức Thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi. Trong đó nổi tiếng nhất là khu di tích Đền Kiếp Bạc ở thành phố Chí Linh, Hải Dương

          Đã nhiều thế kỷ trôi qua, chúng ta được tiếp xúc với nhiều nhân vật, sự kiện trọng đại cùng với sự phát triển của đất nước. Nhưng nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo vẫn mãi mãi in sâu trong trái tim người việt. Trần Hưng Đạo không chỉ là một vị anh hùng dân tộc mà người còn là tấm gương sáng để thế hệ mai sau noi theo.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK