Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Phân tích hình ảnh người cha trong truyện ngắn "Cha Tôi" của nhà văn Phan Thị Vàng Anh câu hỏi...
Câu hỏi :

Phân tích hình ảnh người cha trong truyện ngắn "Cha Tôi" của nhà văn Phan Thị Vàng Anh

Lời giải 1 :

 

            Tình phụ tử không phải là đề tài mới những mỗi lần nó xuất hiện lại khiến bao trái tim bồi hồi ,xúc động trước tình cảm của một người cha dành đứa con thân yêu của mình. Người cha trong tâm trí mỗi người con luôn là người mãnh mẽ vè vĩ đại nhất. Người cha của nhà văn Phan Thị Vàng Anh cũng không ngoại lệ. Qua tác phẩm, “Cha tôi” độc giả đã cảm nhận được bóng hình một người cha đầy tình yêu thương con, đứa con Vàng Anh.

           Phan Thị Vàng Anh sinh năm 1986, ở Hà Nội. Bà được xem là một câu bút trẻ đã khẳng định tên tuổi của mình  trên văn đàn vào cuối thời kì đổi mới. Phong cách của bà đầy sự mẫu thuẫn tuy rất ngông nghênh nhưng ẩn sâu trong đó lại là sự tự ti. Phan Thị Vàng Anh vẫn đang luôn tự tìm cho riêng mình một dòng chảy mang đậm dấu ấn riêng mà vẫn thể hiện được vẻ đẹp của văn chương.

             Tác phẩm “Cha tôi” là một truyện ngắn vể về người cha của chính tác giả. Và người cha ấy chính là cố nhà thơ Chế Lan Viên

             Truyện ngắn là mẩu chuyện cuộc sống hằng ngày của người cha từ lúc còn sống cho tới khi nằm trong bao tro ấm nóng. Cha là một người rất tỉ mỉ, thương con và ham học. Một ngày của cha luôn bắt đầu từ lúc 4 giờ sáng. Cha nấu cơm,nấu nước, sắp bát đũa…xong xuôi mới gọi các con dậy ăn. Và khi ấy cha sẽ dắt xe đạp sẵn ra ngoài sân để các con đi học. Xong xuôi cha sẽ ngồi vào bàn học, học cho đến lúc mẹ dậy.  Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha  vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa. Hơn 7 rưỡi cha mẹ mới ăn sáng, rồi cha lại ngồi vào bàn học. Cha nói “Học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”. Và cho mãi đến khi cha bệnh nặng trên giường nhưng cha vẫn ham học lắm, dù cho không đọc được nữa nhưng khi thấy mẹ đọc sách vẫn cố nhìn xem gáy sách. Đến khi cha mất thì tác giả luôn nhớ mãi lời cha đã dặn: “Học không phải để vui, mà để không ai giết được mình!”.Học để trưởng thành.Học thơ, thơ từ cổ chí kim, của bất cứ ai, miễn đáng gọi là thơ, học kịch, học văn, học văn chương và học cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa.

               Qua câu chuyện, người cha Chế Lan Viên của tác giả hiện lên là một người cha yêu thương con vô bờ bến.Dù là một người đàn ông nhưng cha lại rất tỉ mỉ chăm lo từng bữa ăn cho con cái. Hằng ngày, cha đểu dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị bữa sáng cho các con, chuẩn bị nước nóng để các con rửa mặt, dắt xe cho các con ra sân. Những công việc ấy tưởng chừng chỉ có mẹ mới tỉ mỉ  lo cho con nhưng đây lại là cha. Đó là tình yêu thương, sự chăm sóc mà cha dành cho con. Cha muốn được tự tay là cho những món ăn ngon,muốn tạo lập cho con một thói quen luôn có cha bên cạnh, muốn con cảm nhận được tình thương và sự bình yên khi bên cha. Tình yêu của người cha Chế Lan Viên chẳng những là những hành động ân cần mà còn được gửi gắm qua những vần thơ:

                                      Dù ở gần con

                                     Dù ở xa con

                                     Lên rừng xuống bể

                                    Cò sẽ tìm con

                                    Cò mãi yêu con

Đây là vài câu thơ mà người cha Chế Lan Viên dành cho đứa con của mình.Tình yêu của cha còn được thể hiện qua những câu hỏi thường ngày như “cha đã chải đầu chưa, cổ áo đã bẻ xuống chưa, có quên kính không…”. Những câu hỏi như muốn con để ý, quan tâm tới mình và cũng là đôi câu chuyện mở đầu của những cha và con. Trong lòng cha con luôn chiếm một vị trí quan trọng “cha tôi uống rượu, thỉnh thoảng hỏi tôi: “Mặt cha đỏ chưa?”. Tôi bảo “Chưa!”, mấy phút sau lại nghiêm mặt bảo cha: “Đỏ rồi! Cha đừng uống nữa!” Và cha tôi ngưng liền.” Một người đàn ông, ngay cả đối với vợ mình họ cũng chưa chắc đã  dễ dàng thỏa hiệp nhanh như vậy nhưng đối với con thì lại khác, đặc biệt là con gái. Cha ngưng uống rượu liền khi nghe con đó là tình thương, một sự ngoại lệ đặc biệt trong trái tim cha. Và cũng là bài học cha muốn dạy con về sự chừng mực. Đến khi nằm trên giường bệnh thì cha vẫn lo nghĩ  cho con, cha vẫn cố gắng viết những điều cha muốn dạy con, muốn chỉ bảo con “Ở bệnh viện, cha tôi đã làm một phong bì to đựng các bài học của tôi, giờ đây chép thành giấy rời, cuối mỗi bài đều ký: “Cha: Chế Lan Viên”, và ghi: “Chợ Rẫy ngày… tháng… năm…” như đánh dấu từng chặng của một cuộc chạy đua tàn khốc.”. Cha lo sợ, sợ không có cha bên cạnh thì anh sẽ chỉ bảo con, bao bọc, yêu thương con.  Đó là tình yêu thương đầy mãnh liệt và thiêng thiêng của tình phụ tử. cha tôi uống rượu, thỉnh thoảng hỏi tôi: “Mặt cha đỏ chưa?”. Tôi bảo “Chưa!”, mấy phút sau lại nghiêm mặt bảo cha: “Đỏ rồi! Cha đừng uống nữa!” Và cha tôi ngưng liền.

             Chẳng những là ngời cha yêu thương con vô bờ,người cha của tác giả còn hiện lên là một người rất ham học. Sau khi chuẩn bị bữa sáng cho các con cha sẽ học “Làm xong hết những việc ấy, cha đi học bài.” Và “khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn.” Sau những công việc chăm sóc gia đình thì thời gian còn lại cha dành vào việc học. Cha học đủ mọi thứ từ cổ chí kim, học thơ, học kịch. Khi học cha rất chăm chú và tập trung, những lúc ấy sẽ chẳng ai dám làm phiền vì cha sẽ gắt. Dù nắng mưa thế nào, thậm chí là bị gãy tay nhưng cha vẫn chăm chú việc học.Dường như đối với một nhà văn thì việc học như chưa bao giờ là đủ, luôn sợ hãi rằng mình chưa học đủ và tác giả cho rằng nó như “chọn cho mình một cái ách”. Và người cha Chế Lan Viên của bà đã chọn cho mình một cái ách nặng nhọc. Cái ách đó là niềm đam mê, sự say mê và đắm chìm của người ngệ sĩ với văn học. Hơn cả là sự thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, sự học ấy là sự đắm chìm, sự tìm tòi và thấm nhuần những tư tưởng, triết lí sâu sắc.Học không phải là để vui, không phải để giết thời gian hay thêm vài con chữ mà học là để “không ai giết được mình”. Cha cho rằng, học để thấu lẽ đời, để có thêm kinh nghiệm và những hiểu được những bài học mà chẳng có ai sẽ đứng lớp chỉ cho mình. “Học để trưởng thành”Khoảng bảy rưỡi, cha, mẹ ăn sáng. Rồi cha tôi ngồi vào bàn,

               Qua hình ảnh người cha của chính mình, Phan Thị Vàng Anh đã khắc họa hình ảnh một người cha đầy tỉ mỉ và luôn yêu thương con vô điều kiện, vô bến bờ, luôn dành cho con những gì tốt đẹp nhất . Đó là một tình yêu thiêng liêng, sâu nặng. “Cha tôi” là một câu chuyện đầy cảm động, đầy yêu thương của một người cha và một bài học về tình yêu thương, sự trân trọng những tháng ngày còn được sống đủ đầy hạnh phúc.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK