CHÚC BẠN THI TỐT Ạ
Theo dòng lịch sử, địa danh Tuy Hòa chính thức xuất hiện trên bản đồ Đại Việt vào năm 1611 với tư cách là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc phủ Phú Yên, có vị trí quan trọng trong hành trình mở đất hướng về phương Nam của các chúa Nguyễn ở xứ Đàng trong. Năm 1899, huyện Tuy Hòa được nâng lên thành phủ Tuy Hòa với 04 đơn vị hành chính trực thuộc là tổng Hòa Bình, Hòa Đa, Hòa Mỹ và Hòa Lạc. Sau đó sát nhập thêm tổng Hòa Tường vào năm 1900 và hai tổng Hòa Đồng, Hòa Lộc vào năm 1908. Năm 1915, phủ lỵ Tuy Hòa chuyển về làng Năng Tịnh (thuộc Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5 và Phường 9 của thành phố Tuy Hòa hiện nay).
Xuất hiện từ buổi đầu khai khẩn đất phương Nam và chính thức là đơn vị hành chính cách đây hơn 400 năm nhưng huyện Tuy Hòa xưa và nay là thành phố Tuy Hòa đã hàm chứa trong mình bề dày văn hóa, lịch sử lâu đời của các cộng đồng dân cư đa sắc tộc. Giữa không gian đồng bằng duyên Nam Trung bộ dài và hẹp, thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này dải đồng bằng phù sa màu mỡ, được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Sông Ba, núi Nhạn, núi Chóp Chài và bãi biển với những triền cát trắng mênh mông tạo nên cảnh quan thiên nhiên độc đáo của thành phố trẻ mà ít nơi nào có thể sánh được. Ở vào địa thế đặc biệt đó, cùng với vẻ đẹp về cảnh quan thiên nhiên, thành phố Tuy Hòa còn sở hữu những tài nguyên nhân văn phong phú với hệ thống di tích, di sản của nhiều nền văn hóa như: văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm pa, văn hóa người Việt, người Hoa cùng nhiều di tích liên quan đến lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Theo thống kê của Bảo tàng tỉnh Phú Yên, trên địa bàn thành phố Tuy Hòa có khoảng 100 di tích, tập trung chủ yếu các loại hình như tháp, chùa, miếu, đình, lẫm và nhiều loại hình văn hóa phi vật thể khác. Trong đó có Tháp Nhạn được xếp hạng là di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp Quốc gia, Đình Ngọc Lãng, Địa điểm quản thúc và giải thoát Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chùa Khánh Sơn, Đình Phú Câu, Di tích khảo cổ tháp Chăm Đông Tác được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
1. Di tích Tháp Nhạn - Phường 1:
Núi Nhạn – sông Đà Rằng được xem là biểu tượng của thành phố Tuy Hòa và tỉnh Phú Yên, để lại những ấn tượng sâu sắc cho bất kỳ ai từng một lần đặt chân đến vùng đất này. Núi Nhạn nằm bên bờ Bắc sông Đà Rằng, thuộc Phường 1, thành phố Tuy Hòa. Đứng ở độ cao 64 mét trên đỉnh núi, du khách có thể thỏa sức ngắm nhìn vẻ đẹp toàn cảnh thành phố trẻ Tuy Hòa nằm bên bờ biển Đông và dòng sông Đà Rằng với 04 cây cầu đường sắt, đường bộ chạy song song.
Trên đỉnh núi có Tháp Nhạn - di tích kiến trúc độc đáo thuộc nền văn hóa Chăm pa, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 11. Theo đánh giá của giới chuyên môn, Tháp Nhạn tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc của người Chăm ở vùng đất Phú Yên xưa. Tháp có bình đồ hình vuông, mỗi cạnh khoảng 10 mét và chiều cao khoảng 25 mét, bao gồm ba phần: Đế tháp, thân tháp và mái tháp. Đế tháp vững chãi, thân tháp đồ sộ vươn cao, họa tiết trang trí các trụ ốp tường với những đường rãnh ăn sâu vào thân tháp, mái tháp thu nhỏ dần với ba tầng theo mô típ tầng trên là hình dáng thu nhỏ của tầng dưới như hình búp sen đã làm tăng thêm vẻ thanh thoát của khối kiến trúc cổ.
Chóp tháp là sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng chóp nón với hình tượng Linga nhưng chưa có dạng hoàn chỉnh như những Linga ở Tháp bà Ponagar hoặc một số cụm tháp Chăm ở các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ. Lòng Tháp Nhạn có diện tích khoảng 25 mét vuông, tường xây theo kỹ thuật giật cấp, không có hoa văn trang trí, càng lên cao càng thu hẹp dần và nối với nhau ở viên gạch cuối cùng. Vật liệu xây dựng chủ yếu của Tháp Nhạn là loại gạch có kích thước lớn với chiều dài 40cm, chiều rộng 20cm và bề dày 08cm, được xếp liền khít nhau, tạo nên tường tháp dày tới 2,5m. Sự kết hợp giữa vật liệu xây dựng, đường nét kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc tạo cho di tích Tháp Nhạn vừa mang dáng vẻ vững chắc, vừa thanh thoát và có tính thẩm mỹ cao.
Nằm trong khu vực bảo vệ của di tích này, ven bờ sông Chùa có một tảng đá khá bằng phẳng cao 05m, rộng 05m, khắc 03 văn tự cổ (dạng chữ Phạn) ở vị trí khoảng 1/3 tảng đá. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất còn được lưu lại trong khu vực bảo vệ của Tháp Nhạn và có quan hệ mật thiết với di tích này.
Tháp Nhạn được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VHTT&DL) công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật cấp Quốc gia vào ngày 16/11/1988.
Cũng nằm trong khu vực bảo tồn di tích Tháp Nhạn, Đài tưởng niệm Núi Nhạn là một công trình độc đáo thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố hiện đại và nghệ thuật kiến trúc truyền thống. Ban đầu, công trình được tỉnh Phú Khánh đầu tư xây dựng từ năm 1983 theo thiết kế của nhóm tác giả do Kiến trúc sư Tô Định đứng đầu, gồm bảo tàng trưng bày ở bên dưới, phần trên là tháp đài cao 30 mét. Tựa lưng vào tháp đài là cụm tượng người mẹ Phú Yên anh hùng cầm bó đuốc, bên phải mẹ là anh bộ đội cầm súng xông lên, bên trái là bé trai cắp sách đến trường. Hướng chính của công trình là Tây Nam, nhìn về cánh đồng lúa Tuy Hoà bao la, xa xa là rừng núi trùng điệp - cái nôi của phong trào cách mạng Phú Yên qua hai cuộc kháng chiến.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thì xuất hiện các vết nứt ở hai cánh sảnh chính và để đảm bảo an toàn, công trình này ngừng thi công hoàn toàn vào năm 1986. Mãi đến năm 2003, theo nguyện vọng của nhân dân và các bậc lão thành cách mạng, công trình Đài tưởng niệm Núi Nhạn được nghiên cứu cải tạo, xây dựng lại. Lãnh đạo tỉnh đã chọn thiết kế của nhóm tác giả do Kiến trúc sư Lê Hiệp, giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chủ trì thiết kế. Kiến trúc sư Lê Hiệp đã có nhiều ý tưởng táo bạo, biến một công trình bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Đài tưởng niệm Núi Nhạn lấy cảm hứng từ hình ảnh những con sóng và cánh buồm no gió vươn ra khơi xa, ở một góc nhìn khác lại tựa như những cánh chim nhạn tung bay. Hình khối, đường nét, màu sắc của công trình hài hòa với Tháp cổ. Nhìn từ xa, Tháp Nhạn vẫn là công trình chủ đạo, nhưng khi viếng thăm Đài tưởng niệm, ta vẫn cảm nhận được sự hoành tráng cũng như khả năng biểu cảm của công trình. Vào các ngày lễ lớn và tết Nguyên đán, lãnh đạo tỉnh và các cơ quan, địa phương trong tỉnh tổ chức lễ đặt vòng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm Núi Nhạn để bày tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ và các bậc cách mạng tiền bối của tỉnh nhà.
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!
Copyright © 2024 Giai BT SGK