Câu 1: Nêu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật? Kể một số việc làm của em ở lớp trường thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?
*Mối quan hệ: (nên nêu thêm khái niệm nhé)
- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
- Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội (nhà trường, cơ sở sản xuất, cơ quan...) yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc.
→ Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.
→ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.
*Việc làm:
- Thực hiện tốt nội quy của trường lớp về trang phục, đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ.
- Tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tập thể lớp thi đua xuất sắc.
Câu 2: Thế nào là quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. Vì sao phải xây dựng tình hữu nghị, hợp tác quốc tế?
* Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ : quan hệ Việt – Lào, quan hệ Việt Nam – Cu-ba,...
“... Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển...
* Phải xây dựng tình hữu nghị, hợp tác quốc tế vì:
- Quan hệ hữu nghị sẽ tạo ra điều kiện, cơ hội nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật nhằm tạo sự hiểu biết, tránh gây mâu thuẫn, dẫn đến chiến tranh.
- Chính sách của Đảng và Nhà nước: Đảng và nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hữu nghị và hợp tác. Từ đó giúp giới hiểu rõ hơn về Việt Nam.... Đây là những cơ hội, đồng thời cũng là những thách thức đối với Việt Nam.
Câu 3: Thế nào là hòa bình? Hãy phân biệt giữa hòa bình và chiến tranh? Em hãy nêu các hoạt động vì hòa bình ở trường lớp và địa phương em?
- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
- Phân biệt:
+ Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
+ Chiến tranh là tình trạng xung đột, thảm họa vô cùng tàn khốc gây ra cho con người bao đau thương chết chóc xảy ra, đem lại đau thương, nghèo nàn, lạc hậu, bất hạnh cho con người.
- Một số việc làm:
+ Tham gia cuộc viết thư cho bạn bè quôc tế những vùng có chiến tranh, tham gia các cuộc thi viết bài với chủ đề vì hoà bình (cuộc thi UPU).
+ Cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện, đoàn kết, nhân ái.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK