Trang chủ GDCD Lớp 7 Em hiểu thế nào về câu ca dao "Một lần bất tín,vạn lần bất tin'' câu hỏi 6459938
Câu hỏi :

Em hiểu thế nào về câu ca dao "Một lần bất tín,vạn lần bất tin''

Lời giải 1 :

mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của việc giữ lời hứa, cũng là giữ chữ tín cho tất cả những lời nói và hành động của mình

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước

Người xưa có câu: "Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay". Câu nói này mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của việc giữ đúng lời hứa, cũng là giữ đúng chữ Tín cho tất cả những lời nói và hành động của mình. Một khi đã nói thì nhất định phải làm, còn nếu không làm được thì đừng nên nói ra để không ảnh hưởng niềm tin của những người xung quanh. Chữ Tín trong cuộc sống không chỉ là sự tôn trọng dành cho người khác mà đó còn là tôn trọng danh dự của chính mình.

Ngũ thường của người xưa bao gồm năm yếu tố: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Trong đó, Nhân là sự nhân từ nhân ái; Nghĩa là chính nghĩa, là sự biết ơn và trả ơn; Lễ là sự lễ phép, lễ độ, chuẩn mực trong giao tiếp; Trí là trí tuệ, kiến thức và Tín là sự tin tưởng, uy tín của mỗi người. Nếu con người sống mà thiếu một trong năm điều trên thì sẽ không bao giờ có thể trở thành một quân tử đầu đội trời, chân đạp đất, chẳng đáng để những người xung quanh kính ngưỡng và khâm phục. Thiếu đi một chữ Tín, lời nói của chúng ta trở nên không có trọng lượng, rất khó giành được lòng tin từ người khác.

Dù là trong cuộc sống, hay trong kinh doanh, yếu tố chữ Tín cũng luôn được đặt lên hàng đầu. Đối với một người muốn đạt được thành công lớn, họ nhất định phải có một tầm nhìn kinh doanh thật lâu dài. Và chiến lược quan trọng nhất trong đó chính là giữ được chữ Tín cho cá nhân cũng như sự nghiệp chung. Trong công việc, chữ Tín không cầu kỳ, không hoa mỹ mà nó chỉ là sự tin thực, không gian dối hay lươn lẹo, hoàn toàn tin cậy lẫn nhau trong quan hệ làm ăn. Người ta dùng uy tín để đánh giá lẫn nhau, để ký kết hợp đồng, cũng như để giải quyết các tranh chấp, mẫu thuẫn. Khi khó khăn cần tới sự giúp đỡ, người ta ít khi nhìn vào vị thế hay địa vị của một người mà chủ yếu xem xét dựa trên uy tín người đó đã tích lũy được có xứng đáng để họ giúp đỡ hay không. Đó chính là chuẩn mực để xây dựng các mối quan hệ lâu dài, bền vững.

 

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK