Trang chủ GDCD Lớp 9 Khi nói đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, có ý kiến cho rằng:"Đạo đức là động...
Câu hỏi :

Khi nói đến mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật, có ý kiến cho rằng:"Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật. Pháp luật là chỗ dựa cho sự hình thành và , tồn tại và phát triển đạo đức mới".

Em hãy trình bày một bài luận ngắn (khoảng 1 trang A4) để làm rõ ý kiến trên

Lời giải 1 :

Khái niệm pháp luật và đạo đức

Pháp luật là một yếu tố điều chỉnh không thể thiếu trong một Nhà nước, trong xã hội có giai cấp. Pháp luật ra đời và tồn tại một cách khách quan để đáp ứng nhu cầu quản lý các mặt khác nhau của đời sống xã hội. Nó tồn tại song song với nhiều hiện tượng xã hội khác cùng thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội. Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đạo đức là những quan điểm, quan niệm của con người về các phạm trù thuộc đời sống tinh thần của xã hội nhờ đó con người tự nhận thức, tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp trước những lợi ích đặt ra. Đạo đức được thể hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội.

Có thể thấy pháp luật và đạo đức đều là những hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị.

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức

Pháp luật và đạo đức đều thuộc về yếu tố kiến trúc thượng tầng và đều là những hệ thống chuẩn mực nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích duy trì, phát triển và bảo vệ trật tự xã hội theo quan điểm của giai cấp thống trị. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ tác động tương hỗ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hành vi xử sự của con người và duy trì trật tự xã hội. Vì vậy giữa pháp luật và đạo đức luôn có một mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức được thể hiện:

Thứ nhất là tác động của đạo đức tới pháp luật

 Có thể thấy đạo đức là nền tảng tinh thần để thực hiện các quy định của pháp luật. Các cá nhân trong xã hội thực hiện một hành vi pháp luật hợp pháp không phải vì họ hiểu các quy định của pháp luật mà có thể do xuất phát từ các quy tắc của đạo đức. Nhiều quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi các chuẩn mực đạo đức được nhà nước sử dụng và nâng lên thành quy phạm pháp luật.

+ Đạo đức là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Đạo đức là yếu tố không thể thiếu được trong mỗi con người. Những quan niệm, quy tắc đạo đức được thừa nhận trong pháp luật góp phần làm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, tự giác hơn. Đối với những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ cản trở thực hiện pháp luật trong thực tế.

+ Nhiều quan điểm đạo đức được thể chế hoá trong pháp luật, nhiều quy tắc đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước được thừa nhận trong pháp luật qua đó góp phần tạo nên pháp luật.

+ Những quan niệm, quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước sẽ trở thành tiền đề để hình thành nên những quy phạm thay thế chúng, từ đó cũng góp phần hình thành nên pháp luật.

+ Ý thức đạo đức cá nhân có tác động mạnh mẽ đến việc thực hiện pháp luật. Người có ý thức đạo đức cao trong mọi trường hợp đều nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật, không lợi dụng sơ hở, hạn chế mà lách luật, trốn luật.

badatramtinh

Lời giải 2 :

Bài luận ngắn về mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật

Đạo đức và pháp luật là hai khái niệm quan trọng trong cuộc sống xã hội, có ảnh hưởng lớn đến hành vi và nhận thức của con người. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, mang đến các yêu cầu trong nhận thức và điều chỉnh thái độ sống. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thực hiện trong ý chí thống trị và quản lý nhà nước, mang đến ràng buộc trong ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội. Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ tác động tương hỗ với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ điều chỉnh hành vi xử sự của con người và duy trì trật tự xã hội.

Một ý kiến cho rằng: "Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật. Pháp luật là chỗ dựa cho sự hình thành và tồn tại và phát triển đạo đức mới". Theo tôi, ý kiến này có thể được làm rõ như sau:

•  Đạo đức là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi pháp luật. Điều này có nghĩa là đạo đức là yếu tố tạo ra sự tự giác, tự nguyện và tích cực của con người trong việc thực hiện các quy định của pháp luật. Đạo đức là cơ sở, môi trường thuận lợi để tiếp thu, cảm nhận và thực hiện pháp luật. Đạo đức cũng là nguồn gốc, động lực để phê phán, kiến nghị và cải tiến pháp luật. Đạo đức làm cho pháp luật có tính nhân văn, công bằng và phù hợp với thực tiễn xã hội.

•  Pháp luật là chỗ dựa cho sự hình thành và tồn tại và phát triển đạo đức mới. Điều này có nghĩa là pháp luật là yếu tố tạo ra sự bắt buộc, ràng buộc và hậu quả của hành vi xã hội của con người. Pháp luật là công cụ, phương tiện để bảo vệ, khẳng định và thúc đẩy đạo đức. Pháp luật cũng là nguồn gốc, tiêu chuẩn để đánh giá, so sánh và phát triển đạo đức. Pháp luật làm cho đạo đức có tính khách quan, hệ thống và hiệu quả trong xã hội.

Vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là một mối quan hệ song phương, đôi chiều, tương tác và tương hỗ. Đạo đức và pháp luật đều là những yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và hạnh phúc.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK