Câu 1: Em hãy liệt kê 3 việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 2: Hãy kể một tấm gương (trong lớp, trường) biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em biết? Em học tập được điều gì ở tấm gương đó?
Mọi người giúp em với ạ
Câu $1:$ Việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương:
- Tìm hiểu về nguồn gốc, bản sắc văn hoá dân tộc.
- Kính trọng những người có công với đất nước
- Tuyên truyền, quảng bá nghề truyền thống quê hương mình.
Câu $2:$ Buổi chiều đi học về, em cùng với $A$ đang đi thì bỗng thấy một cụ già ngồi bán vé số. $A$ nói em đứng ở đấy, và một mình $A$ đi qua đường. $A$ đã mua vài tớ vé số để ủng hộ bà cụ. Em hỏi $A$ nếu bạn mua vé số rồi thi lấy tiền đâu bạn đi ăn? $A$ đáp lại: "Cho đi thì sẽ nhận lại". Qua chuyện đó, em càng ngưỡng mộ bạn $A$ hơn không chỉ học giỏi lại còn tốt bụng. Sau chuyện này em rút ra được bài học: Trên thế giới này còn có nhiều người khổ cực hơn chúng ta cần chúng ta giúp đỡ. Việc gì cho đi rồi cũng sẽ nhận lại! Nếu mình làm được việc tốt mình có thể làm họ vui thậm chí ngay cả chính mình nữa.
Câu 1:
- 3 việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương:
+ Siêng năng, kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
+ Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
+ Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc, quê hương.
Câu 2:
- Một tấm gương biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với người khác mà em vô cùng ngưỡng mộ là anh Nguyễn Đăng Văn (30 tuổi, sống tại quận Cầu Giấy, làm nghề giao hàng). - người đã dũng cảm cứu 9 người trong vụ cháy ở Thanh Xuân. Anh Văn có một tấm lòng vô cùng quan tâm và yêu thương người khác, anh sẵn sàng bịt kín khẩu trang, đội mũ bảo hiểm, lấy chiếc búa của nhà dân đối diện chung cư, cùng các chiến sĩ vào bên trong hiện trường cứu người.
- Em rất ngưỡng mộ anh Văn và em tự nhủ rằng em sẽ luôn quan tâm, cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của người khác, để mọi người trong cuộc sống đều sẽ luôn được vui vẻ, hạnh phúc
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK