Em hiểu như thế nào về câu nói dân biết dân làm dân bàn dân kiểm tra (viết 1 trang ạ)
- Dân biết tức là mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước phải phổ biến đến tận người dân .
- Dân bàn tức là mọi người có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi Hiến pháp,pháp luật, các chủ trương của phường, xã, thị trấn.
- Dân làm tức là mọi người phải thực hiện đúng chủ trương, pháp luật của nhà nước.
- Dân kiểm tra có nghĩa là công dân được quyền góp ý, chất vấn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân dân các cấp.
Tư tưởng trên biểu trưng cho một chế độ chính trị đã thuộc về nhân dân lao động trên đường tiến tới mô hình tốt nhất để thống nhất cho kỳ được lợi ích toàn cục và lợi ích bộ phận; lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt; Nhà nước và công dân; nghĩa vụ và quyền lợi; cống hiến và hưởng thụ;...
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra không chỉ là khẩu hiệu dân vận hoặc phương châm thực hiện chủ trương, đường lối mà phải trở thành một định chế và quyền làm chủ của nhân dân trong quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Trong chế độ mới, nhân dân làm chủ xã hội đương nhiên cũng là chủ thể quản lý đất nước thông qua bộ máy nhà nước do mình ủy quyền để thực hiện lợi ích, nguyện vọng bằng đường lối, chính sách và tổ chức thực hiện tốt trong cuộc sống.
Sức mạnh làm chủ của dân tộc được thể hiện ở hai bình diện: quyền quản lý đất nước và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Như vậy, nhân dân vừa là chủ thể quản lý, vừa là đối tượng quản lý, xét một cách tổng thể. Quyền quản lý đất nước không chỉ chấm dứt sau khi bầu các cơ quan dân cử mà còn phải giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung xem có trung thành với lợi ích và nguyện vọng của nhân dân hay không.
Không có một tổ chức lãnh đạo, quản lý nào, dù tài giỏi đến đâu, đủ sức nghĩ ra mọi biện pháp xử lý các vấn đề của đất nước cũng như thực tế phong phú, đa dạng nảy sinh hằng ngày trong đời sống của hàng chục triệu người trên mọi miền đất nước. Vì vậy, ngoài việc giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước, trên một số lĩnh vực trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của nhân dân trên địa bàn dân cư hay hoạt động nghề nghiệp cần có một chế độ tự quản của dân, với sự hỗ trợ và hướng dẫn của Nhà nước, như bảo vệ trật tự an ninh ở khu vực dân cư, quyết định hương ước ở nông thôn, hoạt động của các nghiệp đoàn,... Năng lực làm chủ của nhân dân kết hợp với hiệu lực của bộ máy nhà nước chuyên nghiệp trở thành sức mạnh tổng hợp trong quản lý sự phát triển của đất nước.
Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra xét theo tổng thể quy trình quản lý hay trong từng công đoạn cũng có nhiều vấn đề đặt ra. Hiện nay, quyền của nhân dân còn bị hạn chế, trách nhiệm của Nhà nước, của Đảng chưa cao. Trên một số mặt, một số lĩnh vực nhân dân chưa được hưởng thụ đầy đủ, công bằng.
Xét chung, trừ những vấn đề thuộc bí mật quốc gia không thể tiết lộ, còn những gì mà dân phải làm hay phải chịu tác động thì dứt khoát dân phải biết, phải bàn, phải kiểm tra.
Ban triển khai các luận điểm sau r vt thành đoạn văn nhé
Câu nói "dân biết dân làm, dân bàn dân kiểm tra" có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy vào ngữ cảnh và ngữ điệu của người nói. Dưới đây là một số cách hiểu phổ biến: 1. Tự chủ và tự quản: Câu này có thể ám chỉ đến việc mỗi người dân nên tự biết và tự làm công việc của mình một cách chính xác và có trách nhiệm. Đồng thời, mọi người cũng nên kiểm tra và đánh giá công việc của nhau để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
2. Tự giác và trách nhiệm: Câu này cũng có thể nhấn mạnh đến tinh thần tự giác và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện và kiểm tra công việc của mình. Mọi người nên tự đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân và không chỉ chờ đợi người khác kiểm tra hay chỉnh sửa.
3. Tự tin và đánh giá: Câu này cũng có thể ám chỉ đến việc mỗi người dân nên tự tin và tự đánh giá công việc của mình. Thay vì chỉ chờ đợi người khác đánh giá, mọi người nên tự đánh giá và cải thiện bản thân để đạt được kết quả tốt nhất.
Tóm lại, câu nói này thể hiện tinh thần tự chủ, tự giác và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc làm việc và kiểm tra công việc của mình.
Chucbn hoc tot nheeeeeee
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK