câu1: vì sao cần phải có sự hợp tác giữa các quốc gia? bản thân em đã thực sự biết hợp tác với các bạn trong lớp và thầy cô giáo hay chưa? cho ví dụ
câu 2: thế nào là tự chủ? biểu hiện của tính tự chủ? có ý kiến cho rằng tự chủ là bảo vệ quan điểm của mình đến cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác, em có đồng ý với ý kiến đó không vì sao
$ANSWER$
Câu 1 :
- Cần có sự hợp tác giữa các quốc gia , vì :
+, Có sự hợp tác , thì khi một trong hai hoặc nhiều quốc gia gặp phải những khó khăn , gian nan thì sự hợp tác giữa các nước sẽ giúp nước ấy vượt qua khó khăn .
+, Khi xảy ra một sự cố , các quốc gia sẽ giúp đỡ nhau , chia sẻ cho nhau để sửa chữa sự cố ấy .
+, Sự hợp tác thể hiện sự đoàn kết , cũng thể hiện rằng giữa các quốc gia có một tình hữu nghị tốt đẹp .
- Bản thân em đã biết hợp tác với các bạn trong lớp và thầy cô giáo rồi .
- Một số ví dụ như :
+, Khi thực hiện một kế hoạch để chào mừng ngày tri ân thầy cô 20/11 , em cùng các bạn hợp tác chuẩn bị các chương trình văn nghệ , stem , tập san , thuyết trình , ...
+, Chào mừng ngày 20/10 - ngày phụ nữ Việt Nam , chúng em đã cùng nhau hợp tác làm một sự bất ngờ lớn cho cô giáo chủ nhiệm , cô cũng cảm thấy cảm động và chúng em thấy rất vui .
+, Chúng em biết hợp tác mỗi lần làm việc cặp đôi , làm việc nhóm hay thực hiện nhiệm vụ của lớp .
Câu 2 :
- Tự chủ là tự làm chủ bản thân mình , sẽ tự bản thân mình đưa ra một quyết định nào đó , không bị chèn ép , ràng buộc bởi người khác .
- Biểu hiện của tính tự chủ :
+, Luôn giữ được sự bình tĩnh , tự tin và sẵn sàng tiếp nhận vấn đề .
+, Kiểm soát được cảm xúc , hành vi của bản thân trong mọi tình huống .
+, Biết cách cư xử , hành động sao cho đúng đắn .
+, Luôn trung thực .
+, Tự nghiêm khắc với bản thân , nhận lỗi và sữa lỗi .
- Có ý kiến cho rằng : Tự chủ là bảo vệ quan điểm của mình đến cùng , không cần lắng nghe ý kiến của người khác , em không đồng tình với ý kiến này . Vì : Đúng thật là ta nên bảo vệ quan điểm của bản thân đến cùng nhưng nếu đó là quan điểm đúng đắn . Nếu như đó là một quan điểm sai trái , khôgn đúng thì ta cần phải tiếp thu , chọn lọc ý kiến của người khác để từ đó rút ra kinh nghiệm cho quan điểm của mình . Chẳng phải nếu như ta không lắng nghe ý kiến góp ý của những người khác thì ta có thể sẽ vấp phải những sai lầm không đáng có hay sao ? Vì vậy , việc tiếp thu ý kiến của người khác cũng rất quan trọng . Nhưng cần phải có sự chọn lọc , nếu đó không phải là một ý kiến đoàng hoàng , đúng đắn thì ta không nên ngu ngốc mà đâm đàu làm theo .
#chuchoctot#
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK