`->` Trả lời `:`
`-`Lịch sử phong phú: Việt Nam có một lịch sử lâu đời và phong phú, với nhiều giai đoạn quan trọng như thời kỳ văn hóa Đông Sơn, thời kỳ phong kiến, thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm, và quá trình xây dựng và phát triển đất nước hiện đại.
`-`Văn hóa đa dạng: Việt Nam có một văn hóa đa dạng và độc đáo, bao gồm các nghệ thuật truyền thống như hát chầu văn, hát xoan, ca trù, và nhiều loại hình múa truyền thống khác. Các truyền thống văn hóa này đã được công nhận và bảo tồn bởi UNESCO.
`-`Sự kiện lịch sử quan trọng: Việt Nam đã trải qua nhiều sự kiện lịch sử quan trọng như Chiến tranh Việt Nam, cuộc Cách mạng tháng Tám, và việc giành độc lập và thống nhất đất nước. Những sự kiện này đã góp phần xây dựng và định hình quốc gia Việt Nam hiện tại.
`-`Nhân vật lịch sử vĩ đại: Việt Nam có nhiều nhân vật lịch sử vĩ đại như Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Hồ Chí Minh, và nhiều nhà văn, nhà thơ, và nhà khoa học xuất sắc khác. Sự đóng góp của những nhân vật này đã tạo nên một hình ảnh mạnh mẽ về dân tộc Việt Nam.
Chúng ta cần tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam vì:
Từ hàng ngàn đời nay, Việt Nam luôn tự hào là một quốc gia giàu truyền thống tốt đẹp có thể kể đến như:
- Truyền thống yêu nước: Từ thời rất xa xưa Văn Lang, Âu Lạc, nhân dân ta đã là một dân tộc có tinh thần yêu nước mãnh liệt nhất là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Truyền thống đó cũng đã được con cháu đời sau lưu truyền lại từ thuở mới sinh qua những câu hát, bài thơ, lời ru. Vào năm 1945, khi mà nạn đói đang hoành hành, tất cả người dân đã cùng đồng cam cộng khổ, đoàn kết chung tay đã có thể vượt qua nạn đói khủng khiếp này, người chết như ngả rạ, xác nằm la liệt bên những cung đường. Nhưng người dân Việt Nam chúng ta luôn đứng dậy, kiên cường vượt qua những khó khăn bằng biện pháp "một nắm khi đói bằng một gói khi no" quyết tâm giải phóng đất nước khỏi giặc đói. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở dân tộc ta qua tác phẩm "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta": Lịch sử đã chứng kiến rất nhiều sự xâm lược và sự kháng chiến vĩ đại của dân tộc ta. Chúng ta phải luôn đời đời ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là hình ảnh tiêu biểu cho một dân tộc anh dũng. Lòng yêu nước luôn thường trực trong tim của mỗi con người. Những lúc tổ quốc cần, nó sẽ bùng cháy dữ dội để bảo vệ tổ quốc. Việc mà chúng ta cần làm chính là cố gắng lưu giữ truyền thống tốt đẹp ấy trường tồn với thời gian.
-Truyền thống bất khuất, kiên trì chống giặc ngoại xâm: Ai trong số chúng ta chắc hắn cũng ít nhiều đã nghe đến những sự hy sinh anh dũng, cao cả để bảo vệ tổ quốc như anh hùng Phan Đình Giót, chị Võ Thị Sáu, anh hùng Nguyễn Văn Trỗi,...Những người đó đã không sợ chết, sẵn sàng hy sinh để bảo vệ tổ quốc, cống hiến cả tinh thần lẫn thể xác cho sự độc lập và hòa bình của dân tộc. Truyền thống tốt đẹp đó cho đến tận ngày nay vẫn hiện lên rất rõ ràng. Mặc dù mọi người đang được sinh sống trong môi trường hòa bình không bom đạn, nhưng xa xa ngoài biển đảo kia ngày đêm những người lính hải đảo đang chiến đấu dữ dội để có thể bảo vệ chủ quyền của quốc gia, mảnh đất thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, rất nhiều chiến sĩ đã ngã xuống vì vận mệnh của dân tộc.
- Truyền thống đoàn kết : Truyền thống tốt đẹp này đã được thể hiện rất rõ trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Các tình nguyện viên từ khắp mọi miền tổ quốc, không quản ngại sự khó khăn đã lao đầu vào những tuyến đầu chống dịch, những vùng dịch đặc biệt nguy hiểm để có thể cứu rỗi lại sự sống cho nhiều người. Hay như chiến dịch xây dựng quỹ vắc-xin phòng, chống Covid được Chính phủ kêu gọi đã ngay lập tức nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều người, họ đã không tiếc những đồng tiền của mình để giúp đỡ những con người cùng chung một dòng máu. Ai có ít thì giúp ít, ai có nhiều thì giúp nhiều. Nhờ truyền thống đoàn kết cao quý, tốt đẹp này mà đất nước ta đã đẩy lùi được đại dịch, giảm thiểu tối đa những mất mát về tính mạng.
-Truyền thống cần cù lao động: Người dân Việt Nam từ bao đời nay rất tự hào về đức tính cần cù, chăm chỉ lao động. Việt Nam từ một nước kém phát triển trở thành nước đang phát triển, không ngừng mở rộng và phát triển các mô hình canh tác xoay quanh nông nghiệp. Việt Nam ngày càng nhiều người trẻ thành đạt theo lĩnh vực số hóa. Chính đức tính cần cù của người dân Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng giúp phát triển đất nước, sánh vai với các cường quốc năm châu và đang được nhiều thế hệ gìn giữ phát triển.
-Truyền thống hiếu học : Hiếu học là một trong những đức tính vô cùng tốt đẹp thường trực trong mỗi người dân Việt Nam, là tư tưởng coi việc học là trách nhiệm hàng đầu, không được ngừng tích lũy kiến thức, tích cực học hỏi, vượt qua khó khăn để có thể lĩnh hội được kiến thức, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Điều này còn đề cao việc tự học: học các kiến thức từ sách vở và từ xã hội theo nguyên tắc cốt lõi "học đi đôi với hành". Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy truyền thống này ở những vùng sâu, vùng xa nhất. Mặc dù nhà cách trường hàng chục cây số nhưng các em vẫn không quản ngại đường xá xa xôi để có thể lĩnh hội được những con chữ vô cùng quý giá. Hay như rất nhiều bạn trẻ Việt Nam đang làm rạng danh đất nước bằng những tấm huy chương vàng trong các kỳ thi mang tầm cỡ thế giới.
-Truyền thống hiếu thảo : Theo phong tục Việt Nam, sự hiếu thảo và biết ơn luôn được đặt lên hàng đầu. Hiếu thảo thể hiện qua việc trìu mến, tôn kính, vâng lời và biết ơn cha mẹ. Tôn kính cha mẹ là phải lễ phép, ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ, phải biết giữ gìn ý tứ không được làm mất lòng cha mẹ. Và người dân Việt Nam hiện nay đang lưu truyền rất tốt truyền thống đó, là giá trị cốt lõi trong sự phát triển nhân cách mỗi con người. Con cái hiếu thảo với cha mẹ, cha mẹ hiếu thảo với ông bà. Đây chính là một trong những truyền thống quan trọng, tốt đẹp nhất của dân tộc ta.
-Truyền thống tôn sư trọng đạo: Đất nước Việt Nam ta có một ngày dành riêng để vinh danh cho sự cống hiến cao cả của những thầy giáo, cô giáo đó là ngày 20/11. "Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy" quan niệm này đủ để cho chúng ta thấy việc đề cao sự dạy dỗ như thế nào, dù chỉ là một chút chỉ dạy nhỏ nhoi cũng xứng đáng được gọi là thầy. Quan trọng là thế nhưng ngày nay, vấn đề biết ơn người lái đò đang được lên án, chỉ trích rất nặng nề về sự biến tướng của nó. Trong mỗi bản thân chúng ta, ai cũng phải duy trì, lưu truyền truyền thống này mới có thể góp phần xây dựng một đất nước vững chắc, mạnh mẽ.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK