Trang chủ GDCD Lớp 7 Đề: Em hãy thuyết trình về một tấm gương kiên trì, chăm chỉ và có sức lan tỏa tới mọi...
Câu hỏi :

Đề: Em hãy thuyết trình về một tấm gương kiên trì, chăm chỉ và có sức lan tỏa tới mọi người +Yêu cầu: -Xác định được những khó khăn mà người đó gặp phải trong cuộc sống -Nêu những cách người đó vượt qua khó khăn _Chỉ ra lợi ích của việc chăm chỉ , kiên trì theo đuổi mục tiêu đối với cuộc sống của người đó và gia đình _Sưu tầm những câu ca dao , tục ngữ, thành ngữ vè nghĩa của tính kiên trì, chăm chỉ để sử dụng trong bài thuyết trình

Lời giải 1 :

`#Gửi`

`-` Lời giới thiệu bài thuyết trinh: Nhóm abc, em tên là xyz, em thay mặt nhóm em muốn thuyết trình về một tấm gương kiên trì và chăm chỉ.

`-` Trước khi vào bài ta đọc những câu thơ sau:

    "Non cao cũng có đường trèoĐường dù hiểm nghèo cũng có lối đi."    "Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền mặc ai."Ta cùng tìm hiểu những câu thơ đó muốn nói về gì nhé:

`-` Đây là một người nổi tiếng còn được mệnh danh là "Người mang lại mặt trời thứ hai cho nhân loại". Không ai khác đó là Thomas Edison.

`-` Thomas Edison đã thành công mang đến nhiều phát minh có ích đến nhân loại. Nhưng để được thành công đó, Edison đã phải trải qua đến hàng trăm hàng nghìn lần thất bại.

   `+` Edison trải qua rất nhiều khó khăn khi thường xuyên bị ốm. Sức khỏe không tốt nên hồi tiểu học, Edison thường xuyên đến lớp muộn, không tập trung học, không chịu trả lời những câu hỏi của thầy cô. 

   `+` Thomas Edison gặp nhiều khó khăn trong học tập bởi mắc chứng khó đọc. 

   `+` Không chỉ trong học tập mà đến công việc ông cũng gặp nhiều khó khăn khi trải qua nhiều thất bại.

`-` Vây Thomas Edison đã làm gì để có thể vươn lên trong khó khăn?

   `+` Edison đã làm đi làm lại nhiều lần những phát minh của mình đến khi thành công 

$^o$ Để biến điện năng thành ánh sáng, Edison đã làm hàng nghìn thí nghiệm để tìm ra vật liệu thích hợp làm dây tóc bóng đèn. Khi liên tục gặp thất bại, bị công kích là "người hoang tưởng", "quân lừa bịp", Edison vẫn không hề nản chí. Ông vẫn trung thành với khát vọng của bản thân.

$^o$ Thomas Edison đã thất bại hơn 10.000 lần để phát minh ra bóng đèn, nhưng ông không bao giờ gọi đó là thất bại, xem đó như những cơ hội để học hỏi.

$^o$ Ông từng nói rằng: "Rất nhiều thất bại trong cuộc sống đều là do người ta không nhận ra rằng họ đã gần với sự thành công tới chừng nào và họ chấp nhận từ bỏ công việc của mình".

`-` Từ cậu bé bị đuổi học vì "đần độn", Thomas Edison đã làm thế nào để trở thành nhà phát minh thiên tài của thế kỷ?

   `+` Dù mang quốc tịch nước Mỹ, Edison có cha là người gốc Hà Lan, còn mẹ là người Scotland. Từ nhỏ, ông là đứa trẻ có cái đầu to khác thường. Bác sĩ bảo cậu bé sẽ bị đau óc, nhưng đó là tiên đoán sai lầm.

   `+` Dù bị giáo viên của mình - Reverend Engle - gọi là "rối trí", vượt lên tất cả, Edison đã trở thành nhà khoa học đại tài.

   `+` Trong suốt sự nghiệp của mình, Edison đã để lại hơn 1.500 bằng sáng chế tất cả - một kỷ lục trong nghiên cứu khoa học, ông được mệnh danh là "thầy phù thủy ở Menlo Park". Với việc phát minh ra bóng đèn điện, ông được xem là người mang Mặt Trời thứ hai đến cho nhân loại.

   `+` Tên ông được dùng để đặt cho nhiều giải thưởng ở các lĩnh vực khác nhau trên toàn thế giới.

`-` Vì sao Thomas Edison lại chăm chỉ, kiên trì để trở thành nhà phát minh?

   `+` Khi Edison còn nhỏ thì mẹ của ông bị mắc bệnh hiểm nghèo, do nhà Edison rất nghèo, làm sao có đủ tiền đưa mẹ đi bệnh viện điều trị. Mọi người yêu cầu bác sĩ tiến hành phẫu thuật ngay ở nhà. Bác sĩ thông cảm cảnh nhà nghèo nên đồng ý giúp đỡ, nhưng nói trong nhà tối quá không thấy gì cả, không thể thực hiện được công việc phẫu thuật. Nên Edison đã tìm cách tập trung ánh sáng cứu mẹ.

   `+` Edison đã chạy ra ngoài mượn bạn bè mang về mấy chiếc gương to, cái thì tháo từ tủ gương, cái thì gỡ ở trên tường xuống thành một bó nến to. Edison cho đốt nhiều cây nến cắm xung quanh giường nằm của bà mẹ. Sau đó bố trí vị trí các tấm gương với các góc độ khác nhau một cách hợp lý, làm cho các ánh sáng của các ngọn nến tập trung lại, chiếu sáng vị trí sẽ tiến hành phẫu thuật.

`->` Từ đó ta thấy Edison là một người kiên trì và nỗ lực. Câu nói của Edison đã từng nói: “Thiên tài là 1% cảm hứng, 99% là do mồ hôi” cho chúng ta thấy rằng để trở thành một người tài giỏi hay được chúng ta gọi là thiên tài họ không chỉ do may măn hoặc sinh ra đã giỏi mà đó là cả một quá trình trau dồi, cố gắng, phấn đấu để có được thành quả như này hôm nay. 

Lời giải 2 :

                        "Có công mài sắt , có ngày nên kim ."

Chắc hẳn chúng ta cũng đã từng nghe câu nói này . Nếu chúng ta muốn thành công , chúng ta phải trải qua mọi khó khăn , cực nhọc . Con đường thành công không bao giờ trải đầy hoa hồng . Cũng như chúng ta , chúng ta là học sinh , chúng ta cũng phải chăm chỉ học dù bất kì hoàn cảnh nào . Ấy thế nhưng , thời đại bây giờ , học sinh đang dần phụ thuộc vào cha mẹ , cũng không phải vì cần ở bên làm gì mà là muốn bố mẹ cho mình chơi điện thoại máy tính hoặc chỉ là muốn nghỉ học là xin nghĩ học . Thế nhưng , ta hãy xoay về tầm 1 thế kỉ trước , thời đại mà công nghệ thông tin chưa được đưa vào và sử dụng phổ biến ở nước ta , chúng ta cũng cần phải tự học tự biết . Nhà giàu tiếp xúc với các thầy giáo , được dạy dỗ đàng hoàng . Nhưng khoan , còn những người nghèo khổ thì sao ? Đơn giản là họ bỏ học hoặc học lóm . Tuy nhiên , ít ai để ý rằng trong lịch sử Việt Nam người đó vừa là người nghèo khổ , vừa bị khuyết tật hai tay , nhưng kiên trì học về việc viết bài bằng chân , không ai khác , nhà giáo Ưu tú Việt Nam , và ưu tú của thế kỉ 20 , Nguyễn Kí .

Nguyễn Ngọc Kí nằm trong những nhà giáo ưu tú của Việt Nam và thế giới vào thế kỉ 20 . Ông từ nhỏ là 1 người khuyệt tật tay nhưng lại viết bằng chân đẹp hơn cả người viết tay . Có câu truyện đã ghi về ông . Đó là một lần ông đi xin học nhưng do cô giáo thấy ông bị đơ tay ,sờ thử biết ông bị khuyết tật tay nên khuyên ông hãy về nhà đi . Nhưng cho đến chiều là một câu chuyện khác . Cô giáo sau khi dạy về , như không biết gió đẩy từ đâu đã đi qua nhà ông . Đó là cuộc gặp đã thay đổi mãi mãi cuộc đời Nguyễn Ngọc Ký . Sau khi nhìn ông viết bài bằng chân dù không có tay nhưng vẫn biết được , cô giáo đã khóc . Cô không ngờ rằng Nguyễn Ngọc Ký dù không có tay ( ý nói thay cho khuyết tật tay ) , tuy nhiên Nguyễn Ngọc Ký đã cho thấy rằng dù thế nào ông cũng phải đi học được . Dù nghèo khổ thế nào , thì con chữ là quý giá nhất trong thâm tâm của ông . Chính vì vậy , cho đến ngày hôm sau , cô giáo đã tự đi tới ngôi nhà của anh Ký , dẫn anh đến lớp học và biết rằng anh không thể viết bằng tay nên đã được cô giáo và các bạn trải chiếc thảm ở dưới đất để viết . Tưởng rằng quyết định của cô giáo sẽ khiễn cho các bạn học sinh  khác cười , tuy nhiên họ lại xúc động và thán phục . Đơn giản vì Nguyễn Ngọc Ký đã viết chữ bàng chân tuy lung lay mà rất đẹp . Đến những người viết tay còn thán phục ông , còn những người bị khuyết tật tay chân như ông thì xem như một tấm gương để đóng góp cho cuộc sống chỉ có 1 lần .

Từ đó ta thấy được 1 thứ . Cuộc đời là những lúc khó khăn , không chỉ là một dải đường màu hồng . Nếu chúng ta muốn thành công , chúng ta phải biết chọn  con đường sẽ đi  . Khi chúng ta thành công , chúng ta thấy việc mà mình đã kiên quyết làm là việc đúng . Như Nguyễn Văn ký , thì anh đã cố gắng với mục tiêu kiên trì , cố học , bỏ qua những thứ mặc cảm với cuộc sống .  Giờ ta thấy anh Ký đã đúng rồi nhé ! Vậy sao chúng ta không như vậy nhỉ ? Phải làm vậy thôi .

#ngochoang65129

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK