`***` Tham khảo :
`-` Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định rằng mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng. Điều này không chỉ là một nguyên tắc cơ bản của nhân quyền mà còn là một tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Mọi dân tộc, không phụ thuộc vào kích thước, vị trí địa lý, hay bất kỳ yếu tố nào khác, đều có quyền tự do, công bằng và bình đẳng trước pháp luật. Họ cũng có quyền tự quyết định vận mệnh của mình và tham gia vào việc quản lý xã hội và chính trị. Đây là những quyền cơ bản mà không ai hoặc tổ chức nào có quyền phủ nhận hoặc hạn chế.
Khẩu hiệu Tự do - bình đẳng - bác ái đã được giai cấp tư sản giương lên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến từ thế kỷ XVIII coi đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lời của bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp để khẳng định quyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Bình đẳng dân tộc trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh khác xa bình đẳng dân tộc của giai cấp tư sản. Những gì mà giai cấp tư sản đã làm đối với các dân tộc phụ thuộc và thuộc địa chỉ là lời nói chứ không hề có trong thực tế. Ngược lại, Hồ Chí Minh cho rằng, bình đẳng dân tộc không chỉ được cụ thể hóa về mặt pháp lý, mà quan trọng hơn là phải được thực hiện trên thực tế. Và chính Người đã thực hiện điều đó. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam đã khẳng định, các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều bình đẳng và Chính phủ sẽ hết sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số về mọi mặt. Ngay sau đó, trong Chính phủ, Nha Dân tộc thiểu số được thành lập để săn sóc cho tất cả đồng bào. Trong kháng chiến chống Pháp, Đảng ta tiếp tục đề ra những chính sách nhằm thực hiện bình đẳng dân tộc. Tháng 8/1952, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết về dân tộc. Tiếp đó, tháng 6/1953, Chính phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam với tinh thần cơ bản là đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, tương trợ lẫn nhau. Các Hiến pháp của nước ta cũng khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam và được cụ thể hóa bằng chính sách dân tộc qua các thời kỳ.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK