Câu 1:
a) Những truyền thống: Yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn,...
Những biểu hiện:
+ Tìm hiểu về truyền thống, phong tục, tập quán dân tộc
+ Có thái độ tôn trọng, trân quý, giữ gìn và phát huy nghệ thuật truyền thống
+ Biết ơn những người có công với đất nước
+ Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, các sinh hoạt văn hóa dân tộc, dân gian,...
+ Phê phán những hành vi, việc làm gây tổn hại đến truyền thống dân tộc.
b) Em không đồng ý với quan niệm đó bởi vì mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những truyền thống tốt đẹp riêng. Đó là bản sắc, là tinh hoa thể hiện nét đẹp của dân tộc đó. Bởi vậy, nếu trong thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế mà chúng ta đánh mất bản sắc dân tộc, truyền thống dân tộc thì sự phát triển đó không còn thực sự ý nghĩa. Bởi vậy mà Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng đề cao vấn đề "hoà nhập chứ không hoà tan" để nói về vấn đề bên cạnh tiếp thu, học hỏi cái hay, cái mới chúng ta cũng đừng làm mất đi bản sắc dân tộc từ xưa đến nay. Nếu đánh mất nó đi chẳng khác gì đánh mất cội nguồn.
c) Đó là biểu hiện không đúng đắn, vìnghệ thuật dân tộc cũng có nhiều giá trị nghệ thuật phong phú, độc đáo, được bạn bè các nước ưu chuộng, ca ngợi. Sở dĩ các bạn không thấy được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật dân tộc là vì không chịu tìm hiểu, không hiểu được giá trị của nó.
Câu 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới tạo cơ hội để chúng ta có thêm hiểu biết; tiếp thu những tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác; làm phong phú thêm những giá trị của dân tộc mình; củng có niềm tin, sự đồng cảm, hoà hợp và tăng cường tình hữu nghị, hoà bình, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới.
Câu 3:
a) Biểu hiện của lao động cần cù: chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên.
Biểu hiện của lao động sáng tạo: luôn luôn suy nghĩ, tìm tòi, cải tiền phương pháp đề lao động có hiệu quả, nghiêm khắc sửa chữa sai lằm, rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
b) Cần cù, sáng tạo trong lao động giúp con người:
+ Hoàn thiện và phát triển phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
+ Được mọi người yêu quý, tôn trọng.
Câu 4: Em không đồng tình với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì:
+ Những việc làm của bạn V cho thấy bạn V đã có thái độ tích cực, luôn chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong học tập. Thái độ học tập đúng đắn ấy đã giúp bạn V đạt được kết quả cao, được thầy cô và bạn bè quý mến, đồng thời cũng giúp đỡ được nhiều bạn học sinh khác. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ, khuyến khích và học tập theo bạn V.
+ Những hành động và lời đánh giá của bạn M cho thấy, bạn M còn lười biếng, chưa chăm chỉ, nỗ lực và sáng tạo trong học tập.
Câu 5:
a) Lời nói của bạn A chưa đúng. Vì: lời nói và hành động của A đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự tích cực và tự giác trong quá trình học tập.
b) Nếu là bạn B, em sẽ nói với A rằng: “H có kết quả học tập tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK