Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích: Là một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, Va-xi-li-ép quan niệm hoàn...
Câu hỏi :

I. ĐỌC HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Là một nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp, Va-xi-li-ép quan niệm hoàn toàn đúng về tục ngữ và văn học dân gian nói chung cũng như về cái khó mà một người ngoại quốc gặp phải trong khi học một thứ tiếng mà mình chưa thật hiểu cái hồn của nó. Cái hồn ấy, cái mà Vin-hem von Hum-bôn (Wilhelm von Humboidt) gọi là hồn dân, và hồn tiếng mà người bản ngữ đều mang trong xương tủy, và chỉ một số cực kì ít ỏi những người ngoại quốc sống rất lâu giữa lòng bản ngữ mới có được.

[...] Tư duy của loài người là một, nhưng các phương tiện biểu đạt tư duy trong các thứ tiếng lại vô cùng phong phú và đa dạng. Và chính tính đa dạng của ngôn ngữ, cũng như các lĩnh vực khác trong nền văn hóa dân tộc, làm cho sự hội nhập có thể được thực hiện mà không dẫn tới sự đơn điệu tẻ nhạt. Một dân tộc đã đánh mất cái linh hồn nằm sâu trong tiếng mẹ đẻ của nó liệu có thể giữ được cái bản sắc độc đáo trong nền văn hóa dân tộc được không, và từ đó, còn có thể đóng góp được gì vào bức tranh muôn màu của văn hóa nhân loại?

Không! Linh hồn của tiếng Việt không hề mất. Cái ý vị vô song của ca dao tục ngữ, của những câu Kiều, những câu ngâm của người chinh phụ vẫn còn sống mãnh liệt trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của dân ta, trong thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu hay Chế Lan Viên, và vẫn làm cho những nam thanh nữ tú mặc quần jeans hay váy đầm thời nay rung động từng đường gân thớ thịt của mình [...].

(Cao Xuân Hạo, trích Linh hồn tiếng Việt, Sách chuyên đề học tập Ngữ Văn, Kết nối tri thức

Từ đoạn trích, hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất với anh/chị và lý giải?

Lời giải 1 :

        Đoạn trích thay lời tác giả gửi đến một thông điệp vô cùng ý nghĩa : tiếng Việt trong sáng , đẹp đẽ và đầy ý nghĩa . Điều này được thể hiện qua thơ văn , lời nói của cha ông ta thường ngày . Linh hồn của tiếng Việt được thể hiện ở những ý nghĩa sâu xa trong lời nói .Cái ý vị đó là những điều hay , những nhân sinh quan , triết lí đời sống trong các câu ca dao tục ngữ mà dân tộc ta vẫn sử dụng hằng ngày để răn dạy đời sau phải sống sao cho đúng , cho đạo đức . Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên , vẻ đẹp của lòng nhân đạo qua những câu Kiều ngắn gọn mà sâu ắc ; là những vần thơ mà khiến cho những nam thanh nữ tú mãi không quên được tình yêu đậm đà mà thanh thanh của Xuân Diệu .

Lời giải 2 :

Thông điệp quan trọng từ đoạn trích là "Linh hồn của tiếng Việt không hề mất" và giữa bất kỳ thay đổi nào trong cuộc sống hiện đại, ngôn ngữ, văn hóa, và tinh thần dân tộc vẫn tồn tại và là niềm tự hào. Điều này lý giải rằng tuy cách diễn đạt tư duy có thể khác nhau trong các ngôn ngữ, nhưng bản chất của một dân tộc và tiếng mẹ đẻ của họ luôn giữ nguyên. Điều này củng cố sự đa dạng trong ngôn ngữ và văn hóa không chỉ là một thách thức mà còn là một kho báu, và có thể góp phần vào bức tranh văn hóa của nhân loại.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK