Trang chủ GDCD Lớp 8 XUỐC GIA Bau top Em hay sucu tâm tam guding câu chuyện nói về tạo động cần cù sống rút...
Câu hỏi :

Giúppp mình vs ạ mình đang cần gấp

image

XUỐC GIA Bau top Em hay sucu tâm tam guding câu chuyện nói về tạo động cần cù sống rút ra gương trong cuộc đoạn ngan 20 - 25 dong Boi fam Niu - ton, HCM ng

Lời giải 1 :

Ở Hồ Chí Minh luôn có sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, tư tưởng và hành động. Vì thế, Hồ Chí Minh nói về cần sâu sắc bao nhiêu thì Người thực hiện chữ cần bền bỉ và thiết thực bấy nhiêu.

Ngay từ nhỏ, Người đã chứng kiến những tấm gương lao động cần mẫn của người thân trong gia đình và bà con làng xóm, đã trực tiếp tham gia vào công việc nên sớm nhận thấy giá trị của lao động và biết quý trọng những người lao động.

Trong 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã “trải qua mười hai nghề vất vả”(21). Cuộc sống cần lao đã rèn luyện Người trở thành một người lao động có đầy đủ phẩm chất, tâm lý, tình cảm của giai cấp vô sản. Dù phải làm việc vất vả để kiếm sống, Người vẫn dành thời gian thích đáng để học tập. Người từng nói với sinh viên: “Hồi Bác còn đồng tuổi với các cháu ở đây thì Bác phải đi rửa bát hoặc làm nhiều công việc khác để lấy tiền mà đi học”(22).

Để có công cụ giao tiếp và tuyên truyền cách mạng, tiếp cận tri thức nhân loại, Hồ Chí Minh chăm chỉ học ngoại ngữmà trước hết là tiếng Pháp. Với vốn tiếng Pháp ít ỏi sau khi học ở trường Tiểu học Pháp - Việt, trong những ngày lênh đênh trên biển, Người tiếp tục tự học. Người vừa đi vừa học, vừa làm vừa học. Sau đó, Người sang Anh, dù phải làm các công việc khác nhau như cào tuyết, đốt lò, bồi bàn... hết sức vất vả, “hàng ngày, buổi sáng sớm và buổi chiều, anh Ba ngồi trong vườn hoa Haiđơ (Hyde), tay cầm một quyển sách và một cái bút chì. Hàng tuần vào ngày nghỉ, anh đi học tiếng Anh với một giáo sư người Ý”(23). Hồ Chí Minh quyết tâm đến nước nào phải học ngay tiếng nước đó. Với sự siêng năng hiếm có và phương pháp học tập khoa học, Người nhanh chóng thành thạo nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Người thường đọc Đíchken, Sêchxpia bằng tiếng Anh, Lỗ Tấn bằng tiếng Trung Hoa và Huygô, Dôla bằng tiếng Pháp(24)...; đọc các cuốn sách về nhà nước pháp quyền của Vônte, Rútxô, Môngtexkiơ... Chẳng vậy mà báo cáo của mật thám Pháp theo dõi Nguyến Ái Quốc trong tháng 3-1920 đã ghi rõ: “Hiện Quốc đang dịch một đoạn Tinh thần Luật phápcủa Môngtexkiơ sang quốc ngữ”(25). Người còn dịch tiêu đề “Khế ước xã hội” của Rút xô là “Dân ước”(26). Năm 1935, trong tờ khai lý lịch của đại biểu tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, Người ghi: Biết các thứ tiếng Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga... Thực ra, danh mục ngoại ngữ mà Người nắm vững còn nhiều hơn thế. Tất cả là nhờ ý chí tự học và sự siêng năng.

Là một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh hiểu rõ tầm quan trọng của báo chí trong việc tuyên truyền cách mạng, Người đã quyết tâmhọc cách làm báo, viết báo. Điều đặc biệt là Người “học viết báo Pháp trước, rồi học viết báo Trung Quốc. Rồi sau mới học viết báo Việt”(27). “Vạn sự khởi đầu nan”, lúc đầu, khi từ vựng còn ít, kỹ năng viết chưa có thì Người viết ngắn, mỗi tin chỉ năm ba dòng, dần dần Người kéo dài tin thành cả cột báo. Sau khi đã viết được dài thì Người lại học cách viết rút ngắn lại sao cho thật rõ, thật gọn, thật hấp dẫn. Từ viết báo, dần dần Người chuyển sang viết truyện, viết kịch... Sau nửa thế kỷ cầm bút, nhà báo Hồ Chí Minh khẳng định: “Không sợ khó, có quyết tâm. Không biết thì phải cố gắng học, mà cố gắng học thì nhất định học được”(28). Tức là kinh nghiệm làm báo của Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài chữ cần mà Người thường nói đến. Năm 1954, trả lời câu hỏi của đạo diễn người Nga Rôman Cacmen: “Chủ tịch làm việc bao nhiêu tiếng một ngày”, Hồ Chí Minh đã nói: “Chim rừng đánh thức tôi, còn tôi đi nằm lúc trên trời xuất hiện những vì sao”(29). Chúng ta thật ngạc nhiên khi biết bộ phận giúp việc của Người sau năm 1945 ban đầu chỉ có 8 người, sau năm 1954 cũng chỉ có hơn 10 người mà vẫn đảm đương được một khối lượng công việc khổng lồ(30). Sự gọn nhẹ và hiệu quả của bộ máy đó xuất phát từ việc Hồ Chí Minh đã đặt con người vào đúng sở trường của họ và không ngừng giáo dục cho cán bộ phẩm chất cần cù, siêng năng thông qua tấm gương lao động của chính mình.

Không chỉ chuyên tâm giải quyết những công việc “đại sự quốc gia”, phẩm chất cần cù, siêng năng của Hồ Chí Minh còn thể hiện ở việc Người rất tích cực tăng gia sản xuất trong thời gian rảnh rỗi. Người tăng gia sản xuất vừa để cải thiện đời sống và làm gương cho cán bộ dưới quyền, vừa để thư giãn sau những giờ lao động trí óc căng thẳng. Trong 8 năm ở núi rừng Việt Bắc, để đảm bảo bí mật, đã 30 lần Hồ Chí Minh phải chuyển cơ quan(31) nhưng bất kỳ ở đâu, chỗ ở của Người cũng được lựa chọn theo tiêu chí: “Trên có núi/ Dưới có sông/ Có đất ta trồng/ Có bãi ta vui”. Hồ Chí Minh còn đúc kết nếp làm việc của mình như sau: “Việc quân, việc nước đã bàn/ Xách bương dắt trẻ ra vườn tưới rau”. Ngay trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, Người cũng tự giải quyết lấy mọi công việc của mình và luôn nhắc nhở các đồng chí giúp việc là “không được tước đi của Người cái quyền được lao động”. Yêu lao động đến mức coi đó là quyềnchứ không chỉ là nghĩa vụ, duy trì được thói quen lao động chân tay và tự phục vụ bản thân khi đã ở đỉnh cao của quyền lực là điều dường như chỉ có ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh cũng là người hết sức siêng năng luyện tập thể thaovà ra sức truyền cho nhân dân tinh thần đó. Sau Cách mạng Tháng Tám, trong bộn bề công việc, Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian cho việc rèn luyện sức khỏe. Người chỉ rõ: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước. Việc đó không tốn kém, khó khăn gì. Gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được... Dân cường thì quốc thịnh. Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục. Tự tôi, ngày nào tôi cũng tập”(32). Là người luôn nói đi đôi với làm, Chủ tịch Hồ Chí Minh hăng say luyện tập thể thao trong mọi điều kiện thời tiết, tuổi tác. Người thích đi quyền, chơi bóng chuyền và bơi. Người đi bộ cũng rất giỏi. Theo Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh “đi bộ một ngày 50 cây số là chuyện thường”(33). Tính kỹ ra thì trong 9 năm kháng chiến, Hồ Chí Minh đã đi bộ gần 2.000km (bình quân mỗi tháng hơn 20km)(34). Từ năm 77 tuổi, nửa người bên trái và tay trái của Người không còn được linh hoạt, Người kiên nhẫn lấy quả bóng nhỏ tập ném vào cái sọt nhỏ để xa 6m để luyện mắt, luyện tay(35).

Nhờ đức tính cần cù, siêng năng, bền bỉ hiếm có trong mọi công việc, khi đã 79 tuổi, Hồ Chí Minh tự thấy “đầu óc vẫn rất sáng suốt”. Lòng yêu lao động và khát vọng cống hiến của Người vẫn tràn đầy nên trước khi ra đi, nỗi tiếc nuối duy nhất của Người vẫn chỉ là “không được phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”. Về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Đời sống của Hồ Chủ tịch là một đời sống khắc khổ, cần lao và tranh đấu. Người lãnh tụ của một dân tộc mất nước không thể có một đời sống khác. Phải khắc khổ, cần lao và tranh đấu để mưu cầu hạnh phúc ngày mai”(36).

Bằng sự nhất quán cao độ giữa tư tưởng và hành động, giữa nói và làm, Hồ Chí Minh đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cần, cổ vũ chúng ta thực hành chữ cần để từ đó, mỗi người có thể vươn tới các giá trị làm người.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK