Đáp án:
Trong “Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa”, ngày 15-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:
“Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011).
Lời dạy của Bác đã khẳng định cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ và vai trò to lớn của thế hệ trẻ đối với tương lai và vận mệnh của đất nước. Trên con đường phát triển của đất nước, vẫn còn vô vàn những khó khăn, thử thách. Để xây dựng đất nước thành một quốc gia giàu mạnh, có nền kinh tế tri thức phát triển cao; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cùng tiềm lực quốc phòng hùng mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong mỏi các thế hệ tương lai của Việt Nam phải không ngừng cố gắng học tập, vươn lên tiếp thu những thành tựu khoa học-kỹ thuật tiên tiến của thế giới, có đủ khả năng đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.
Trong thời đại hiện nay, thời đại sức mạnh của trí tuệ, khoa học - công nghệ và kinh tế - văn hóa đóng vai trò quyết định. Để Việt Nam “trở nên tươi đẹp”, dân tộc Việt Nam “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ mong muốn, đòi hỏi người Việt Nam phải có trí tuệ, khoa học công nghệ phát triển vượt bậc, có khả năng đi tắt đón đầu. Điều đó chỉ thành hiện thực khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ học vấn cao, có khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ vào đời sống, đủ năng lực hòa nhập với trình độ văn hóa của thế giới. Do đó, hơn lúc nào hết, thế hệ học sinh hôm nay cần phải ra sức học tập, tu dưỡng trở thành người có tài và có tâm, đủ năng lực để xây dựng đất nước tiến kịp thời đại.
Năm nay, do dịch Covid-19, ngành Giáo dục đã bị tác động, ảnh hưởng rất nặng nề. Giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh gặp rất nhiều khó khăn cả về đời sống và trong hoạt động học tập, nhất là việc học trực tuyến trong thời gian dài ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch tổ chức dạy và học, hoạt động của trường, lớp và sự phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị nói chung và ngành giáo dục nói riêng, các hoạt động dạy - học đang được tổ chức để phù hợp với tình hình thực tế. Chúng ta tin tưởng rằng, với tinh thần quyết tâm, đoàn kết đồng lòng, các thầy cô và học trò sẽ phát huy tốt truyền thống hiếu học, khắc ghi lời dạy của Bác Hồ kính yêu, thực hiện thành công các nhiệm vụ của năm học mới, góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác Hồ hằng mong muốn.
Theo dấu chân Người
Ngày 15-9-1911, Nguyễn Tất Thành gửi thư tới Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Thuộc địa trình bày nguyện vọng muốn vào học vào Trường Thuộc địa (Ecole Coloniale) tại Pari. Thư có đoạn viết: “Tôi vinh hạnh, xin một đặc ân với lòng nhân từ cao cả của ông được thu nhận vào học Trường Thuộc địa như một học sinh nội trú. Hiện tại tôi là nhân viên của Hãng Sácgiơ Rêuyni (Chargeurs Réunis) tàu Amiran Latusơ Tơrêvin”. Tuy nhiên, Nguyễn Tất Thành đã không được chấp nhận vào học.
Ngày 15-9-1921, mật thám Pháp tại Pari cho biết, Nguyễn Ái Quốc vừa nhận được tờ tin của Hội Liên minh Nhân quyền, trong đó có mục “Những tội ác chiến tranh” đưa tin về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của Đội Cấn và Lương Ngọc Quyến.
Ngày 15-9-1924, Nguyễn Ái Quốc đến xem Triển lãm nghệ thuật tạo hình Đức tổ chức tại Mátxcơva (Liên Xô), đã gặp họa sĩ người Thụy Điển Êríc Giôhanxơn (Eric Johanson) và được họa sĩ ký họa chân dung. Về sự kiện này, họa sĩ Thụy Điển đã viết: Cử chỉ văn hóa và thân mật của Người gây một ấn tượng là Người có thể trở thành lãnh tụ không phải bằng một cái gì bề ngoài mà bằng học thức, bằng trí tuệ của Người.
Ngày 15-9-1945, nhân Tết Trung Thu đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác gửi thư cho thiếu nhi cả nước: “Các em vui cười hớn hở, Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Đố các em biết vì sao? Một là vì Già Hồ rất yêu mến các em. Hai là vì Trung thu năm ngoái, nước ta còn bị áp bức, các em còn là bầy nô lệ trẻ con. Trung Thu năm nay, nước ta đã được tự do và các em đã thành những người “tiểu quốc dân” của một nước độc lập... Trung thu này, Già Hồ không có gì gửi tặng các em. Chỉ gửi tặng các em một trăm cái hôn thân ái”.
Giải thích các bước giải:chúc bạn học tốt :3
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK