Địa danh Sài Gòn trên 300 năm và từng được dùng để chỉ một khu vực với diện tích khoảng 1 km² (Chợ Sài Gòn) có đông người Hoa sinh sống trong thế kỷ 18. Địa bàn đó gần tương ứng với khu Chợ Lớn ngày nay.
Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi chép "Rai Gon Thong" (Sài Gòn Thượng) và "Rai Gon Hạ" (Sài Gòn Hạ).
Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674, Thống suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ "Lũy Sài Gòn" (theo Hán Nho viết là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ "Sài Gòn" xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn".
Sau đó, danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong lũy Lão Cầm (năm 1700), lũy Hoa Phong (năm 1731) và lũy Bán Bích (năm 1772), chỉ với diện tích 5 km².
Phong tục
Giới thiệu những nét văn hóa truyền thống đã được bảo lưu gìn giữ và những đặc điểm riêng có tại vùng đất mới phương Nam, các hiện vật, hình ảnh, trưng bày về phong tục cưới hỏi:
Hôn nhân: Lễ cưới của người Việt và người Hoa tại Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh có nhiều nét tương đồng. Các sách chuyên khảo về phong tục có viết: Trước đây, đám cưới phải đủ 6 lễ: Nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ (lễ hỏi), thỉnh kỳ, thân nghinh. Sau này, phổ biến còn ba lễ: Chạm ngõ, hỏi, cưới.
– Sưu tập nữ trang các loại: vàng, bạc, đồng, trong đó bông tai được xem là sính lễ quan trọng mà người Nam Bộ quan niệm nhất thiết phải có cho ngày đính ước nên duyên của cô gái.
– Sưu tập các loại hôn thú xưa ( tờ khai hôn thú bằng chữ Hán Nôm năm 1879; bộ khai hôn thú đầu thế kỷ XX của địa phận Mỹ Tho dày 26 trang, tờ văn tế tơ hồng, thiếp báo ngày là những hiện vật gốc).
– Sưu tập trang phục cưới người Việt (giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, giữa thế kỷ XX đến nay) do nhà may Liên Hương phục chế theo nguyên mẫu thiết kế.
– Các bản trích luật Hôn nhân thời Hồng Đức, thời Gia Long; Qui ước nghi lễ hỏi, cưới của người Việt, Hoa, Chăm, Khmer.
Người Việt ở Nam Bộ rất chú trọng lễ hỏi, đối với nhà gái đây là ngày đại tân khoa, sau lễ hỏi người con gái được coi như là dâu, con. Trong đám hỏi, tùy theo gia cảnh nhà trai còn đem tiền và nữ trang (có thể là vàng, bạc, đồng), gồm có: đôi bông tai, đôi xuyến, kiềng, dây chuyền. Từ đầu thế kỷ XX trong nghi lễ có thêm hình thức trao nhẫn cưới.
Tất cả các nghi thức đều thực hiện trước bàn thờ gia tiên, tại gian nhà chính, các lễ vật được sắp đặt với tấm lòng thành kính, con cháu kính cáo với tổ tiên, mong muốn những điều tốt đẹp, phúc lành nhất cho gia tộc.
– Phục dựng gian nhà người Việt (kiến trúc nhà rường đặc trưng Nam Bộ) với kết cấu bằng chất liệu gỗ, các cột chính, vì kèo, bao lam chạm khắc trang trí hoa văn Phúc – Lộc – Thọ, Mẫu đơn – Trĩ … thể hiện sự tài hoa khéo léo của người thợ thủ công Nam Bộ, đồng thời tại gian nhà chính bài trí nội thất truyền thống như: Hoành phi “Phúc Mãn Đường”, bức trướng “Đức hậu tải phúc”, câu đối thiếp vàng :
Trung hiếu nối nghiệp nhà, lưỡng nhuận đối non sông đều vững
Nghĩa nhân truyền phúa ấm, tam đa cùng nhật nguyệt trường tồn”
Trung tâm là bàn thờ gia tiên với các khí tự : “Tam sự”, “bình hoa” và “mâm ngũ quả” kết long phụng, đây cũng là nơi trang trọng diễn ra các nghi thức của lễ cưới và trình các lễ vật đám hỏi, cưới : trầu, cau, trà, rượu, bánh, trái, tợ để tiền cưới và cặp đèn hoàng lạp kết bông.
* Hôn lễ của người Chăm Islam Nam Bộ được tổ chức qua 4 lễ: lễ Naokhada (dạm hỏi); lễ Clokpanôith (lễ hỏi); lễ Khal ao (lễ tặng quà) và lễ Pa khah (lễ cưới).
* Lễ cưới người Khmer Nam Bộ diễn theo lịch tháng của dân tộc. Theo phong tục cổ truyền gồm ba lễ: lễ sđây đol đông (lễ nói), lễ lơngmaha (lễ hỏi) và lễ thngay bôs coltê (lễ cưới). Nghi lễ được thực hiện theo các điệu nhạc múa cổ truyền.
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2024 Giai BT SGK