Trả lời :
Ba loại hình nghệ thuật truyền thống của tỉnh Long An là:
`1.` Hát bội Long An:
→ Hát bội Long An là một loại nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Long An, kết hợp giữa diễn xuất, hát, và múa để kể các câu chuyện lịch sử và truyền thống của địa phương. Hát bội Long An thường được biểu diễn trong các dịp lễ hội và sự kiện quan trọng của tỉnh.
`2.` Múa bụng Long An:
Múa bụng Long An là một loại múa truyền thống của Long An, nổi tiếng với các động tác mềm mại và uyển chuyển của cơ thể người múa . Múa bụng Long An thường được trình diễn trong các buổi biểu diễn nghệ thuật và sự kiện văn hóa của tỉnh.
`3 .` Điệu hò Long An :
→ Điệu hò Long An thường được biểu diễn qua những bài hát dân ca, thường có giai điệu vui tươi, sôi động và mang tính chất đồng quê . Điệu hò Long An thường được trình diễn trong các dịp lễ hội, sự kiện văn hóa và là một phần quan trọng trong đờn ca tài tử, một nét đặc trưng của văn hóa Nam Bộ .
Nghệ thuật văn hóa dân gian là những hình thức nghệ thuật thị giác được thực hiện trong bối cảnh đời sống thường nhật. Ở Việt Nam, hầu như mỗi vùng đất đều có một loại hình nghệ thuật của riêng mình. Và dù được diễn ra dưới hình thức nào, thì những loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam này đã thực sự trở thành những lăng kính, mà thông qua nó, bạn bè bốn phương có thể hiểu được cách nhìn nhận cuộc sống, hiểu được tâm hồn của các dân tộc Việt Nam, kết nối Việt Nam với thế giới.
1. Chèo
Hình thành và phát triển từ khoảng thế kỷ thứ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Các vở chèo được người nghệ nhân lấy cảm hứng từ những câu chuyện thần thoại hay tích cổ truyền miệng dân gian về những số phận bi thương, mối tình chưa thể nên duyên, thói xấu của người đời Đây đều là những câu chuyện dễ tác động đến cảm xúc người xem. Tính trữ tình và niềm tự hào dân tộc phản ánh rõ nét qua từng tác phẩm được biểu diễn ở sân đình và được công chúng đón nhận nhiệt tình.
Đặc biệt, phi trống bất thành chèo. Tiếng trống giòn giã là âm thanh đặc trưng của nghệ thuật chèo Việt Nam. Lễ hội mùa xuân hay lúc nông nhàn là thời điểm biểu diễn phổ biến của hoạt động nghệ thuật này. Lúc này, dân làng ùa về sân đình trong nhịp trống hào hùng, lắng nghe tiếng hát, tiếng đàn và chiêm ngưỡng điệu múa uyển chuyển của người nghệ nhân.
2. Đờn ca tài tử
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, phổ biến ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Xuất hiện khoảng 100 năm trước, các loại nhạc cụ được sử dụng trong loại hình nghệ thuật này bao gồm: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu. Như tên gọi đã chỉ ra, đây là hình thức nghệ thuật kết hợp giữa đàn và ca, thường được người dân vùng sông nước biểu diễn cho nhau xem sau giờ lao động.
Được biết đến như loại hình văn hóa dân gian có sức sống mãnh liệt nhất trong cộng đồng thời hiện đại, hiện đờn ca tài tử đã trở thành một nét văn hóa hấp dẫn du khách bốn phương. Nếu bạn có ghé thăm miền Tây, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức trực tiếp loại hình nghệ thuật này nhé.
3. Ca trù
Tồn tại với nhiều tên gọi khác như hát ả đào, hát cô đầu, hát nhà trò, hát nhà tơ, ca trù là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Ca trù là dạng nghệ thuật biểu diễn dùng nhiều thể văn chương như thể phú, thể truyện, thể ngâm, nhưng thể văn chương phổ biến nhất là hát nói. Đó cũng là lý do mà tồn tại câu nói, Không có đào nương bất thành ca trù. Tiếng ngâm nga mang giai điệu đặc thù của các đào nương hòa quện vào các nhạc cụ truyền thống như đàn đáy, phách, trống đã trở thành nét hấp dẫn tuyệt vời của loại hình nghệ thuật này.
Thàng 10/2009, ca trù đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể nhân loại.
4. Tuồng
Tuồng hay còn gọi là hát bộ, hát bội là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến ở miền Trung Việt Nam. Câu chuyện của các vở tuồng thường xoay quanh câu chuyện những tấm gương tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về ứng xử của con người với cái chung và cái tiêng, giữa gia đình và tổ quốc. Vì vậy, Tuồng mang âm hưởng hùng tráng và có thể nói, đây là một đặc trưng của nghệ thuật Tuồng. Ngoài ra, diễn xuất, phục trang và hóa trang đầy tính ước lệ cũng là một đặc trưng độc đáo khác của Tuồng.
Hai địa phương có nghệ thuật tuồng phát triển nhất ở miền Trung Việt Nam là Huế và Bình Định. Đây là những nơi nghệ thuật Tuồng trở nên đặc sắc và có tính bác học cao với lỗi diễn xuất, hát múa đạt tới đỉnh cao.
5. Hát xoan
Hát xoan là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho vùng Đất Tổ Phú Thọ. Là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục được biết đến với các tên gọi khác như hát cửa đình hay Khúc môn đình, Hát Xoan là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng.
Trong Hát Xoan, múa và hát luôn song hành với nhau; điệu múa được dùng để minh họa cho lời hát. Các tiết mục múa hát trong Hát Xoan thường theo thứ tự nhất định. Sức sống của loại hình nghệ thuật này nằm ở sự kết hợp của loại hình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tại lâu dài và được nhiều thế hệ yêu thích.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK