Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Đề thi thử: "Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ Phải giấu tình cảm anh...
Câu hỏi :

Đề thi thử:

"Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ Phải giấu tình cảm anh đi như ém quân trong rừng vắng

Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy Đang bơi thuyền giữa sen hổ bỗng bắt gặp môi son"

(Tín hiệu Chế Lan Viên)

Em hiểu như thế nào về ý thơ trên. Đã bao giờ khi đọc thơ em cảm giác đang bơi thuyền giữa hồ bông bắt gặp môi son chưa? Hãy phân tích bài thơ đã mang lại cho em cảm giác ấy

Mọi người giúp mik bài này vs ạ mình vote 5 sao

Lời giải 1 :

“Anh đi qua trái đất để lại chừng thơ ấy Hãy thương anh! Anh nào có chi nhiều Một chút nắng tàn, một dòng nước chảy Trái tim nghèo nhưng cũng đã tin yêu”
         
       Nếu ví thi nhân là người thợ mộc thì có lẽ những thi phẩm của họ là những sản phẩm điêu khắc đầy huyền bí. Tác phẩm " huyền bí” ở chỗ chỉ gợi mà không tả, chỉ hoạ mà không khắc. Để rồi những vần thơ được sinh ra và vượt mọi sự băng hoại của thời gian chính nhờ sức gợi đầy truyềm cảm. Nói như Chế Lan Viên trong bài thơ

"Tín hiệu":


"Tả một môi son, có khi anh chỉ nói sắc sen hồ
Phải giấu tình cảm anh đi như ém quân trong rừng vắng
Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy 

Đang bơi thuyền giữa sen hồ bỗng bắt gặp môi son"


       Phải chăng không có thơ, văn học vẫn hoàn toàn thực hiện được sứ mệnh cải tạo hiện thực. Nhưng không phải như vậy, vì thơ là khúc nhạc trữ tình vừa có vần điệu vừa có nội dung truyền tải sâu sắc. Thơ sinh ra "từ lòng câm thù từ nụ cười trong sáng hay những giọt nước mắt đắng cay" Mà thơ đâu đơn thuần thể hiện tình cảm một cách vô hồn, thơ chỉ "gợi" chứ không "tả". Chỉ lấy "sắc sen hồ" để tả một "son môi". Thi nhân không để tình cảm của mình thấm đẫm trên trang giấy mà giấu nó đi như "ém quân trong rừng vắng". Anh muốn độc giả có cơ hội khám phá thi phẩm, mở ra những suy nghĩ khác mà có thể anh chưa hề nghĩ tới (Chỉ vì anh nghĩ đến người độc giả mai sau có cái thú đi tìm vàng trên trang giấy), để họ có cơ hội để "bắt gặp môi son" ấy chính là những giá trị ẩn sau trang giấy. Chỉ qua bốn câu thơ, Chế Lan Viên đã khái quát được sức gợi và tình cảm trong sáng tác văn chương cái điều mà không chỉ Chế Lan Viên mà những người sáng tác khác luôn hướng tới.


       "Ý hết mà lời dừng, ấy là lời rất mực trong thiên hạ. Nhưng lời dừng mà ý chưa hết, ấy là điều tuyệt vời của thi ca"(Lê Quý Đôn). Quả thật là vậy, đặc trưng ngôn từ của thơ là sự ngắn gọn, nói như Mai-a-cốp-xki: "Làm thơ là cân một phần nghìn miligam quặng chữ". Ngắn gọn là thế, song thơ lại đòi hỏi phải truyền tải cảm xúc mãnh liệt, sâu sắc, nhiều cung bậc đa dạng, tinh vi, phức tạp. Tất yếu thơ cần có sức gợi, cần một "chiều không gian thứ tư" để truyền tải, chứa đựng cảm xúc ấy. Thế nên, khi "tả một son môi" người nghệ sĩ chỉ cho phép mình nói "sắc sen hồ". Điều đó làm độc giả tò mò mà đi khám phá cái "sắc sen hồ" mà anh đã chưng cất.


       Sức gợi thôi thì liệu có đủ cho một tác phẩm trường tồn hay chưa? Vâng, khi đó nhà thơ phải tiếp tục gửi gắm tình cảm mình vào những vần thơ. Nguyễn Khải từng cho rằng: "Tình cảm là khâu đầu tiên và là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng một tác phẩm nghệ thuật". Tình cảm trong thơ nảy sinh từ những rung động trực tiếp của nhà thơ. Tình cảm ấy không chỉ là tình cảm cá nhân mà còn là tình cảm của xã hội, tình cảm của nhân loại. Chính vì tình cảm ấy còn là tình cảm của nhân loại, của xã hội nên người nghệ sĩ không thể phô bày tình cảm cá nhân trực tiếp hết lên trang giấy mà tình cảm ấy phải được bật lên từ những cung bậc cảm xúc. Biến những con chữ thẳng đờ trên trang giấy kia thành những dòng thơ có hồn, có sức gợi và hơn hết là có cảm xúc. Bên cạnh đó, lí do mà người nghệ sĩ phải giấu tình cảm của mình như "ém quân trong rừng vắng" là vì họ muốn để độc giả có thể thực hiện quá trình đọc của mình một cách trọn vẹn nhất. Ví quá trình sáng tác như một sự "kí mã" thì quá trình đọc tác phẩm có lẽ là một sự "giải mã". Người đọc thu hút bởi " sức gợi" của tác phẩm mà đi tìm những " tình cảm" bị "ém trong rừng vắng". Hiện thực trong cuộc sống được biến thành một hiện thực thứ hai trong nhà văn và hiện thực ấy tiếp tục được thay đổi tích cực qua lăng kính của độc giả. Họ được tham gia vào quá trìn sáng tác tác phẩm. Tác phẩm ấy lại có cơ hội sống thêm với đời. Vượt lên trên mọi sự băng hoại của thời gian, những trang thơ vẫn in sâu tình cảm của tác giả, chính cái tình cảm thẳm sâu sau con chữ, chính sức gợi mãnh liệt ấy lại trở thành sợi dây vô hình gắnn kết độc giả và nhà văn. Mấy mươi năm sau khi một thế hê lại sinh ra tác phẩm ấy lại sống thêm cuộc đời mới theo những tình cảm và sức gợi mà nhà văn của thế hệ trước đã gửi tặng.


       Quả thật sức gợi và tình cảm của thi nhân trong quá trình sáng tạo ra thi phẩm thật sự rất cần thiết và xác đáng. Đúng như Nguyễn Đình Thi từng nói:"Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được". Ta không thể dửng dưng khi trước vẻ đẹp huyền bí của một thi phẩm. Sức gợi lung linh ẩn sau đó là tình cảm mãnh liệt thì làm sao ta có thể không rung động, mà thay vào đó sẽ đi tìm nét đẹp ẩn chứa đằng sau nhưng con chữ tưởng chừng không chút xúc cảm kia. Ắt hẳn ấy cũng chính là lí do mà "Truyện Kiều" của Nguyễn Du trải qua gần 3 thế kỉ vẫn giữ trọn trái tim người đọc. Ta mê mẩn trước vẻ đẹp về nhan sắc của nàng Kiều qua ngòi bút tài năng của Nguyễn Du dù không được miêu tả trực tiếp mà chỉ phác thảo vài nét nhưng vô cùng tinh tế:

 

"Kiều càng sắc sảo mặn mà
 So bề tài sắc lại là phần hơn
 Làn thu thuỷ, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"

 

Bằng bút pháp “tả mây tô trăng”, Nguyễn Du đã khéo léo biến vẻ đẹp của Vân thành bức nền tuyệt bích tôn vinh vẻ đẹp của Kiều. Từ láy " sắc sảo", "mặn mà" khiến người đọc không khỏi say đăm trước nhan sắc ấy. Nàng " sắc sảo" trong lời ăn tiếng nói, "mặn mà" trong vẻ đẹp, trong đức hạnh của mình. Biện pháp ước lệ "Làn thu thuỷ"," nét xuân sơn" lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi lên vẻ đẹp của Thuý Kiều. Đôi mắt nàng được ví như làn nước mùa thu long lanh, song vẫn ẩn sâu trong đó vẫn có một chút đượm buồn thăm thẳm. Đôi lông mày của nàng chẳng phải là đôi lông mày lá liễu hay một đôi lông mày nào khác mà là đẹp như dáng núi mùa xuân đầy sắc sảo, nhưng lại thanh cao, tươi trẻ. Chính vẻ đẹp khiến bao người phải đắm chìm ấy lại dự cảm cho số phận đầy bi thương "Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh". Biện pháp so sánh không ngang bằng " ...thua...kém..." cùng nghệ thuật nhân hoá "...ghen...hờn..." khác với Thuý Vân với vẻ đẹp được thiên nhiên nhường nhịn " Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" Thuý Kiều lại mang một vẻ đẹp đầy tai ươn khiến trời đất phải ghen ghéc, đố kị để rồi nàng phải lênh đênh giữa con thuyền của dòng đời, nó xô đẩy nàng ròng rã mười lăm năm bạc bẽo. Đúng như câu đầu tiên mà Đại thi hào Nguyễn Du đã viết:

 

"Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cùng là lời chung"


      Từ vẻ đẹp đến nỗi truân chuyên Nguyễn Du chỉ gợi mà không tả. Ngay cả đôi mắt của nàng thi nhân cũng chỉ gợi từ vẻ đẹp của làn nước mùa thu. Có lẽ là vì Nguyễn Du muốn đặc tả vẻ đẹp ấy một cách tuyệt mĩ, để người đợi có cơ hội hưởng thụ nó trong trí tưởng tượng phong phú của mình, để rồi khi đau cho cái đau của nhân vật độc giả cũng cảm nhận được sâu sắc, xót thương nàng hơn. Để khi đang chênh vênh giữa dòng nước thi ca họ lại bắt gặp một cái đẹp tuyệt mĩ, cái đẹp của một người con gái trong một thời kì đã xa cách đây mấy trăm năm nhưng lại gần gũi bởi nó được xây dựng trong tâm trí chứ không rạch ròi trên trang giấy thẳng đờ kia. Để độc giả có dịp "bắt gặp môi son" một " môi son" của thế hệ đi trước khiến ta phải học hỏi và noi theo.

 

Thơ ca sinh ra mang nội dung thế nào một phần cũng do thời đại nó ra đời mà nên. Mỗi thời đại lại có một cách nhìn, cách nghĩ riêng biệt. Bước sang một thời đại mới sau khi thống nhất đất nước. Thơ ca bắt đầu đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm của con người. Không đơn thuần là miêu tả một cách trực tiếp mà có nhiều nhà thơ đã mượn hình ảnh của thiên nhiên để khám phá con người. Tiêu biểu là nhà thơ Hửu Thỉnh đã mượn hình ảnh chớm thu trong " Sang thu" để giải bày tính triết lý về độ tuổi trung niên. Mở đầu bài thơ là một bản phác hoạ đầy khéo léo, tinh vi về một chớm thu với những tính hiệu hết sức mới lạ:


"Bỗng nhận ra hương ổi
 Phả vào trong gió se                                      

Sương chùng chình qua ngõ                                 

Hình như thu đã về"

    

 "Hương ổi" là một thi liệu mới mẻ khi nhắc đến mùa thu. Mùa thu của Lưu Trọng Lưu là " trăng mờ thổn thức", là "lá vàng khô". Mùa thu là một nỗi buồn miên mang của thi ca còn với Hữu Thỉnh mùa thu lại tươi mới, đậm hương thơm như hương ổi chính đặc trưng của đồng bằng Bắc Bộ. Từ "bỗng" gợi một cảm giác bất ngờ, đầy bớt chợt, làm cho bức tranh thiên nhiên sinh động ngay từ những phút đầu gặp gỡ. Động từ mạnh " Phả" vào trong làn gió se. Hương ổi như trực tiếp lan toả trực tiếp vào không gian, đậm đà thơm lừng. Hình ảnh nhân hoá" Sương chùng chình" thật đặc sắc. Sương giờ đây cũng biết quyến luyến, bịn rịn. Cái "ngõ" ấy phải chẳng là cái ngõ của thời gian là ranh giới giữa mùa hạ và mùa thu, ranh giới ấy chẳng thể nhìn bằng mắt, cũng chẳng thể sờ bằng tay mà chỉ thể cảm nhận qua trái tim nhạy cảm của tác giả. " Sương" dường như quyến luyến mùa hè muốn lưu lại một những kí ức đẹp nơi hạ chí để rồi câu thơ cuối khép lại khổ thơ Hửu Thỉnh phải bật lên rằng "thu đã về" song lại đầy nghi ngờ qua tình thái từ "hình như". Vẻ đẹp của mùa thu được gợi nên bằng những hình ảnh đặc trưng tiêu biểu nhưng lại vô cùng mới mẻ, là "hương ổi", là "sương" là những tín hiệu nhỏ bé trong vô vàn tín hiệu thu sang. Có lẽ Hữu Thỉnh đã dành tình cảm nhiều lắm cho bức tranh " Sang thu" của mình nên mới phát hiện ra những nét tinh tế như thế. Vẻ đẹp mùa thu được khắc hoạ là thế mà thẳm sâu trong bức tranh giao mùa ấy lại còn là một tín hiệu phát hiện ra tuổi đời của con ngừoi đã bước sang tuổi trung niên. Chẳng còn là một cơn mưa rào, một ánh năng gay gắt mà là một "hưởng ổi" dịu dàng, một làn "sương chùng chình" bịn rịn, để độc giả khi độc tác phẩm có thể chiêm nghiệm, suy tư những triết lý sâu xa ấy. Để độc giả có cơ hội" bắt gặp môi son" môi son của một tâm hồn nhạy cảm, nhưng lại đậm tính triết lý, tưởng chừng chỉ là thu sang nào ngờ là một độ tuổi sang thu.

 

"Nhà thơ như con ong, biến trăm hoa thành một mật

  Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay"

(Chế Lan Viên)



      Cả hai tác phẩm "Truyện Kiều" và "Sang thu" đều là những tác phẩm được thi nhân chưng cất, chiêm nghiệm mà có. Là tác phẩm có khả năng gợi tả, để người đọc có thể " đang bơi thuyền giữa sen hồ bỗng bắt gặp môi son", tác phẩm gợi lên những nét đẹp tinh vi, sâu sắc đúng như nhận đình của Chế Lan Viên.

 

Để làm được điều đó không chỉ Nguyễn Du hay Hữu Thỉnh mà những người sáng tác đều luôn hương tới đó là bằng cách nào đó vừa mang lại khoái cảm thẩm mỹ cho độc giả, lại vừa mang lại tính nhân văn sâu sắc để cải tạo hiện thực. Nội dung trong tác phẩm thơ cũng vô trùng quan trọng không kém. Nội dung ấy phải phản ánh được hiện thực đời sống, giải quyết được những vấn đề trong cuộc sống, thì người đọc mới có cảm hứng để tìm đến tác phẩm thơ. Và hơn cả, nhà thơ cũng phải thể hiện được lối đi riêng, một vân tay nghệ thuật riêng nói như Lê Đạt " Mỗi nghệ sĩ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ". Vân chữ ấy không trùng với bất kì ai, mang đậm dấu ấn riêng của tác giả. Quá trình kí mã cũng phải đi kèm với quá trình giải mã. Bên cạnh người nghệ sĩ thì người đọc cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ phải mở lòng ra đón nhận những vang vọng ở đời để khi tham gia vào quá trình giải mã tác phẩm mới có thể hiểu hết những gì nhà thơ muốn truyền tải. Phải sống sâu với đời để có khả năng đồng cảm với những gì thi nhân bày tỏ.

 

Như vậy ta có thể thấy, nhận định về sức gợi tình cảm trong sáng tác thơ ca của nhà thơ Chế Lan Viên là vô cùng đúng đắn. Mỗi vần thơ vang lên chứa đựng những nổi niềm khắc khoải riêng, những âm thanh không thể nào xoá nhoà. Rồi đây ta sẽ không thể tìm được một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, ảo não như Huy Cận, kì dị như Chế Lan Viên song ta vẫn sẽ nhớ về họ qua những tượng đại văn học họ đã dày công điêu khắc

 

 "Nền đất ẩm, chiếu manh, trang giấy trắng.


 Anh khi sinh bao nhiêu vật cho đời


   Nên anh chết như chuyến đi dài hạn


  Bởi họ sống thay anh có mặt giữa muôn đời"

bài bạn đậy ạ!

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK