Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh quốc phòng (ĐTQP) là một nội dung có vị trí quan trọng hàng đầu, gồm tổng thể các biện pháp đấu tranh quân sự và phi quân sự. Đây là hình thức đấu tranh thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, phát huy sức mạnh tổng hợp của các hình thức đấu tranh chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, ngoại giao, quân sự..., để phòng thủ quốc gia, làm thất bại mọi âm mưu, hành động xâm phạm chủ quyền đất nước, lợi ích quốc gia, dân tộc; ngăn chặn và đánh thắng chiến tranh xâm lược, chiến lược “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch; chuyển hoá đối tượng thành đối tác, thêm bạn, bớt thù… , tạo môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay và trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Chủ nghĩa đế quốc tiếp tục đẩy mạnh chiến lược toàn cầu phản cách mạng, làm gia tăng nguy cơ đe dọa hoà bình, ổn định, chủ quyền quốc gia, dân tộc. Chiến tranh thế giới ít có khả năng xảy ra, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang do tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, tài nguyên; xung đột sắc tộc, tôn giáo; hoạt động can thiệp lật đổ, ly khai, khủng bố…, có xu hướng gia tăng. Nền kinh tế thế giới đang suy thoái, tác động tiêu cực đến nước ta, trực tiếp là kinh tế-xã hội, đồng thời có thể nảy sinh những thách thức mới về quốc phòng-an ninh. Trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến lược “Diễn biến hoà bình” với nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt hơn. Chúng sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, lợi dụng những phần tử phản động đội lốt tôn giáo, bọn cơ hội thoái hóa biến chất…, để lôi kéo, kích động quần chúng, hòng gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; lợi dụng các vấn đề tranh chấp biên giới, biển đảo để gây xung đột; các vấn đề về sắc tộc, dân tộc để thực hiện ly khai, làm suy yếu nền tảng quốc gia. Các thế lực thù địch cũng triệt để lợi dụng những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong quá trình đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới để tăng cường chống phá. Các tệ nạn tham ô, tham nhũng, suy thoái phẩm chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong bộ máy quản lý các cấp là những nguy cơ không nhỏ tác động mạnh đến ĐTQP .
Tuy nhiên, chúng ta cũng có những thuận lợi rất cơ bản, trước hết là công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng, lãnh đạo đã đạt được những kết quả quan trọng, tình hình chính trị, xã hội ổn định; nội lực, tiềm năng của đất nước ngày càng được phát huy; kinh tế tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; quan hệ và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được mở rộng, nâng cao, tạo môi trường thuận lợi cho ĐTQP.
Trờn tinh thần của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc, mục tiêu của ĐTQP những năm tiếp theo là: tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng của đất nước, làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, ngăn ngừa và đập tan bạo loạn lật đổ, xung đột vũ trang, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, bảo vệ nhân dân và lợi ích quốc gia-dân tộc.
Để thực hiện mục tiêu trên, cần phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh về mọi mặt, tăng cường sức mạnh quân sự đủ sức răn đe, ngăn ngừa chiến tranh và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang; phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhận thức đúng thời cơ, thách thức, nguy cơ, đối tượng, đối tác, phối hợp chặt chẽ các mặt đấu tranh, vận dụng khôn khéo, mềm dẻo, linh hoạt sách lược, biện pháp đấu tranh, giữ vững ổn định chính trị, làm thất bại âm mưu “Diễn biến hoà bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, mở rộng quan hệ đối ngoại, nhất là đối ngoại quốc phòng, thêm bạn, bớt thù, tạo môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo ĐTQP nêu trên là sự thể hiện tư duy mới về quốc phòng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Đảng ta. Bảo vệ Tổ quốc không chỉ đơn thuần là hoạt động quân sự, đấu tranh vũ trang, cho dù đó là hoạt động đặc trưng nhất của ĐTQP. ĐTQP là cách nhìn nhận mới, thể hiện toàn diện hơn, hệ thống hơn các phương thức đấu tranh trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc, nó diễn ra không chỉ trong thời chiến mà ngay từ thời bình, không phải chỉ là nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của mọi cấp, mọi ngành, mọi người, của cả hệ thống chính trị. Đây là sự kế thừa và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đấu tranh cách mạng trong điều kiện mới.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết Trung ương 8 khoá IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, ĐTQP cần tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
ĐTQP chống chiến lược “Diễn biến hòa bình”, làm thất bại âm mưu làm cho ta “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” của các thế lực thù địch. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Do đó, phải tổ chức phòng chống, đấu tranh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh, đối ngoại… Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị đấu tranh đập tan các âm mưu, thủ đoạn phá hoại từ bên trong của các thế lực thù địch hòng thực hiện đa nguyên, đa đảng, "phi chính trị hoá" lực lượng vũ trang, dẫn tới “tự chuyển hoá”, “tự diễn biến” theo kiểu “Cách mạng sắc mầu” như ở một số nước Đông Âu và SNG. Tập trung xây dựng nền tảng chính trị vững chắc, kiên định mục tiêu xây dựng CNXH; đẩy mạnh công cuộc đổi mới, chỉnh đốn xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; thực hiện dân chủ cơ sở, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố "thế trận lòng dân", thế trận khu vực phòng thủ vững chắc ở từng địa phương và trên cả nước… ĐTQP trong tình huống chiến lược này chủ yếu bằng tổng hợp những biện pháp phi vũ trang. Tuy nhiên, vẫn cần phải tập trung xây dựng lực lượng vũ trang mạnh, đủ sức hỗ trợ, răn đe, ngăn ngừa và sẵn sàng đập tan bạo loạn lật đổ có sự can thiệp vũ trang của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.
ĐTQP đối với các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cấu kết với bọn phản động trong và ngoài nước kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, tạo vùng lãnh thổ ly khai, “nhà nước độc lập”, “nhà nước tự trị”, gây bạo loạn chính trị, tạo dựng “ngọn cờ”, tạo cớ để can thiệp từ bên ngoài vào Việt Nam. Một số thế lực có thể nhân cơ hội này đánh chiếm biển đảo, lấn chiếm biên giới của ta. ĐTQP trong tình huống chiến lược này hết sức phức tạp, có thể không chỉ với một đối tượng, mà với nhiều đối tượng diễn ra đồng thời (đan xen) hoặc kế tiếp. Trước hết, ta phải nắm chắc tình hình, phát hiện sớm âm mưu, thủ đoạn của chúng; chủ động tiến hành đấu tranh ngăn chặn và triệt phá các tổ chức phản động, lực lượng vũ trang mới nhen nhóm, không để chúng mở rộng, liên kết với nhau, cô lập lực lượng phản động trong nước với các lực lượng phản động hải ngoại. ĐTQP bằng nhiều biện pháp kết hợp: chính trị, an ninh, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hoá – tư tưởng…, lấy biện pháp quân sự và lực lượng quân sự làm nòng cốt; chủ động tháo gỡ các mâu thuẫn, ngăn chặn, đẩy lùi, cố gắng thu hẹp phạm vi, hạn chế xung đột lan rộng và kéo dài, không để địch lợi dụng mượn cớ để can thiệp từ bên ngoài, phát triển thành chiến tranh xâm lược; kiên quyết tiến công tiêu diệt lực lượng vũ trang của địch và bọn phản động đầu sỏ; tuyên truyền, vận động quần chúng bị lôi kéo, kích động không đi theo địch; cảnh giác, sẵn sàng đối phó trước các tình huống lấn chiếm biên giới, biển đảo, bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển. Đấu tranh giải quyết các tình huống đi đôi với khắc phục hậu quả, giữ vững ổn định chính trị và cuộc sống bình yên của nhân dân.
ĐTQP đối phó với tình huống bạo loạn vũ trang của lực lượng phản động trong nước có lực lượng phản ứng nhanh từ ngoài can thiệp, hỗ trợ. Khi có thời cơ chiến lược, các thế lực thù địch sẽ phát động chiến tranh xâm lược đánh chiếm nước ta. Đối phó với tình huống bạo loạn vũ trang, có sự can thiệp từ ngoài là dạng xung đột ở mức cao, đòi hỏi ĐTQP phải toàn diện, kiên quyết và triệt để; trong đó, biện pháp quân sự có ý nghĩa quyết định. Đánh địch bạo loạn vũ trang bằng cách kết hợp chặt chẽ giữa tác chiến của lực lượng tại chỗ với tác chiến của lực lượng cơ động, kết hợp với các biện pháp quân sự, an ninh, chính trị, kinh tế, binh vận, tuyên truyền vận động. Tập trung đánh trúng bọn đầu sỏ, tiêu diệt lực lượng vũ trang phản động, đồng thời cô lập, phân hoá giữa bọn phản động với quần chúng bị kích động, lôi kéo; bảo vệ và giữ vững các mục tiêu. Khi địch can thiệp bằng lực lượng quân sự từ bên ngoài hỗ trợ cho lực lượng bạo loạn ở bên trong bằng đổ bộ đường biển, đổ bộ đường không, ta phải nhanh chóng sử dụng lực lượng cơ động, kết hợp với lực lượng tại chỗ tập trung bao vây, chia cắt, tiến công tiêu diệt địch ngay từ tuyến mép nước, trên đường bay vào và ở khu vực đổ quân, không cho chúng liên kết với lực lượng bạo loạn. Mặt khác, ta phải đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quốc tế, ngăn chặn, không để phát triển thành chiến tranh quy mô lớn.
Mặc dầu ít có khả năng xảy ra chiến tranh xâm lược quy mô lớn, nhưng chúng ta vẫn phải chủ động đề phòng, không chủ quan, mất cảnh giác; phải nắm chắc tình hình, dự báo đúng các loại hình chiến tranh, âm mưu, thủ đoạn của địch. Khi có tình huống xảy ra, ta phải phát động chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh phi vũ trang, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới; lấy đấu tranh vũ trang thắng địch trên chiến trường là nhân tố quyết định; vận dụng linh hoạt các loại hình, quy mô tác chiến, kiên quyết đánh bại ý chí xâm lược của địch, kết thúc chiến tranh trong điều kiện có lợi; phát huy tư tưởng chiến lược tiến công, chủ động bảo vệ Tổ quốc từ xa, không để bất ngờ chiến lược, giành và giữ quyền chủ động không gian và thời gian chiến tranh, tranh thủ giành thắng lợi trong thời gian ngắn, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị trường kỳ kháng chiến.
ĐTQP còn bao hàm cả đấu tranh chống khủng bố và những hoạt động lợi dụng khủng bố đe dọa cuộc sống yên bình của nhân dân và an ninh quốc gia. Đồng thời, ĐTQP còn phải chú trọng đến phòng thủ dân sự - một bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ quốc gia. Nó bao gồm các biện pháp chủ động phòng chống chiến tranh, phòng chống thảm họa thiên nhiên, môi trường và các biện pháp khắc phục hậu quả do chúng gây ra.
Img:
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2024 Giai BT SGK