I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Nêu lên vấn đề cần bàn luận và nhận xét, đánh giá
II. Thân bài
1. Phân tích đoạn trích
a) Khái quát đoạn trích
- Vị trí: nằm ở phần cuối của tác phẩm- trong bữa cơm đầu đón nàng dâu mới.
- Nội dung: sau hồi trống thúc thuế, sưi chuyển biến trong tâm trạng và phản ứng của các nhân vật đã thay đổi.
b) Phân tích
* Đoạn trích đã phần nào ánh lên cái giá trị nhân đạo của tác phẩm. Nó đã làm nổi bật cái niềm tin vào tương lai tưới sáng cũng với cái khát vọng đổi đời của những con người đang trên bờ vực của sự sống và cái chết. Nó đã thể hiện sự chuyến biến mạnh liên trong tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật.
- Trong bữa cơm đón dâu mới, khi tiếng trông thúc thuế vàng lên một cách dồn đập, vội vã đã kéo bà cụ Tứ về với thực tại. Trong lòng người mẹ già nua từng trải ấy lại nhói đau thương, nỗi đau se sắt, quặn thắt lại. Nỗi đau đã khiến một người như bà cũng phải buông lời nghẹn ngào " không chắc đã sống qua được đâu các con ạ". Ngay cả người lạc quan nhất, bà cụ Tứ cũng phải nói ra lời chua xót, bi quan, hiện thực tối sầm của nạn đói cùng gánh nặng sưu thuế đã kéo bà cụ Tứ và gia đình trở lại với thực tại đau xót. Hoàn cảnh éo le, chua xót đã khắc sâu thêm nỗi đau, nỗi ám ảnh của những con người trong nạn đói.
- Nhân vật thị- "Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm – Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?". Mang theo cái thái độ ngạc nhiên mà nói, bởi "cuộc đời cơm vãi cơm rơi", "tối đâu là nhà ngã đâu là giường" đã đem cho thị những trải nghiệm sâu sắc. Thị đã mắt thấy, tai nghe đoàn người Việt Minh đã phá kho thóc Nhật chia cho người đói, người nông dân không còn phải đóng thuế, thực tại ở đây hoàn toàn khác với những gì thị đã biết. Trong sự ngạc nhiên ấy, thị đã băn khoăn và không ngần ngại kể cho mọi người nghe về đoàn người Việt Minh "Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy". Câu chuyện rất ngắn gọn nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với Tràng. Nó như một luồng gió mới "lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối" bị dồn đến cùng đường của Tràng.
-> Lời nói của Thị đã khiến nỗi lo trong lòng bà cụ Tứ vơi đi phần nào. Đồng thời cũng chính nhờ cái lới nói ấy đã trở thành một tia sáng le lói ở cuối đường hầm trong lòng bà. Dường như bà đã nhìn thấy cái con đường sống, cái lối thoát cho bản thân cũng như cho gia đình và tất cả người dân nơi đây.
- Thêm vào đó, lời nói của Thị đã khơi lên trong lòng của nhân vật Tràng một niềm khát khao mãnh liệt về sự đổi đời. Nó đã bộc lỗ rất rõ qua từng lời văn của Kim Lân.
- Vốn là một anh nông dân thô kệch bỗng như trở thành một con người khác, chàng ta bắt đầu quan tâm tới những chuyện ngoài xã hội.
- Tràng thầm nhớ tới cái " cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp." rồi hắn tự nhiên thấy "tiếc rẻ vẩn vơ", càng tiếc rẻ bao nhiêu chắc chắn Tràng lại càng chắc mẩm nếu Tràng gặp lại họ, Tràng sẽ không bỏ lỡ cơ hội. Bởi đi theo đoàn người Việt Minh là đi theo cách mạng, là hướng tới cơm áo, hướng tới sự sống. Khi nghe xong câu chuyện của Thị, Tràng tiếc rẻ vẩn vơ khó hiểu, tiếng trống lại một hồi vang lên dồn dập. Nghe tiếng trống ấy, Tràng lại càng khao khát mãnh liệt hơn bao giờ hết được tham gia cùng đoàn người Việt Minh đi cứu đói.
-> Đó chính là cái niềm khao khát cùng những con người đứng bên bờ vực cái đói nên niềm khao khát càng mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nhất là đối với Tràng, hạnh phúc vừa mới nảy nở nhưng lại có nguy cơ bị bóp chết từ trong trứng nước. Nên anh hiểu rằng chỉ có đi theo Việt Minh mới có cơ hội thoát khỏi cái đói, cái chết cận kề, mới có cơ hội bảo vệ hạnh phúc gia đình mình. Trong niềm khao khát hạnh phúc ấy "Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới".
c) Đánh giá nghệ thuật, nội dung
2. Nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.
- Nhà văn có cái nhìn xót xa, thương cảm và tin yêu về con người. Tuy sống trong thân phận rẻ rúng, hết sức bi đát, bị cái đói, cái chết bủa vây nhưng họ vẫn khao khát sống, khao khát yêu thương và có niềm tin bất diệt vào tương lai sẽ được đổi đời.
- Cái nhìn đã phơi bày bộ mặt thối nát và hiện thực của xã hội những năm trước cách mạng.
- Cái nhìn mới mẻ, lạc quan tin tưởng về con người cho thấy tài năng quan sát, miêu tả, dựng cảnh, đi sâu khai thác diễn biến tâm trạng nhân vật rất hợp lí, chân thực.
III. Kết bài
- Khẳng định lại
- Đánh giá trị nghệ thuật và nội dung của đoạn trích cũng như sự tài hoà trong ngòi bút của Kim Lân
Trong đoạn trích trên, nhà văn Kim Lân thể hiện cách nhìn cuộc sống của mình thông qua việc miêu tả sự khốc liệt và áp đảo của chế độ thuế trong xã hội. Nhà văn tạo ra một bối cảnh đầy căng thẳng và lo lắng, với tiếng trống dồn dập và đàn quạ hoảng loạn bay lượn trên nền trời.
Nhà văn cho thấy sự bất công và áp bức của chế độ thuế thông qua câu chuyện về việc bắt gồng đay và đóng thuế. Nhân vật con dâu tỏ ra ngạc nhiên và không hiểu tại sao vẫn phải đóng thuế, trong khi người con rể Tràng đã biết về việc người ta không chịu đóng thuế ở Thái Nguyên và Bắc Giang, thậm chí phá kho thóc của Nhật để chia cho người đói.
Nhà văn cũng thể hiện sự tiếc nuối và ân hận của Tràng khi nhớ lại những người nghèo đói đi cướp thóc và lá cờ đỏ của Việt Minh. Tràng không hiểu tại sao lại sợ và kéo xe thóc đi lối khác, và sau đó cảm thấy tiếc rẻ và khó hiểu về hành động của mình.
Từ đoạn trích này, ta có thể nhận thấy cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân là một cách nhìn chân thực và nhạy bén về sự bất công và khốc liệt trong xã hội. Nhà văn tập trung vào việc miêu tả những khía cạnh đau lòng và áp bức của cuộc sống, đồng thời thể hiện sự tiếc nuối và hy vọng cho một tương lai tốt hơn.
$#vunam1182$
Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2024 Giai BT SGK