Khởi động
Theo em, bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên nhắc đến sự kiện nào? Hãy chia sẻ những điều em biết về sự kiện đó.
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được sự kiện được nhắc đến trong bài hát
- Bài hát "Như có Bác trong ngày vui đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên là một tác phẩm âm nhạc nổi tiếng ra đời vào năm 1975, đánh dấu sự kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Điểm nhấn của bài hát chính là điệp khúc "Như có Bác trong ngày vui đại thắng”, thể hiện niềm xúc động, biết ơn sâu sắc của tác giả và người dân Việt Nam đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Mặc dù Bác đã không còn, nhưng hình ảnh và tư tưởng của Bác vẫn luôn sống mãi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên con đường giành độc lập, tự do.
Khám phá 1
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 1,2, em hãy nêu diễn biến chính của Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Đọc kĩ phần 1. Diễn biến chính chiến dịch Hồ Chí Minh (SGK trang 69)
- Chỉ ra được diễn biến chính của Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Qua thông tin đọc được và quan sát hình ảnh, em có thể nêu diễn biến chính của Chiến dịch Hồ Chí Minh như sau:
- Sau thắng lợi trong chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế – Đà Nẵng năm 1975, Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Nam Định (Chiến dịch Hồ Chí Minh)
- Đúng 17h ngày 26/4/1975, chiến dịch bắt đầu.
- Quân giải phóng đồng loạt vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài, đánh chiếm nhiều mục tiêu quan trọng rồi tiến vào trung tâm Sài Gòn.
- Ngày 28/4/1975, quân ta tấn công sân bay Tân Sơn Nhất.
- 10 giờ 45 phút ngày 30/3/1975, Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập, bắt sống toàn bộ chính quyền trung ương Sài Gòn.
- Đến 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, Chiến dịch toàn thắng.
Khám phá 2
Đọc thông tin, hãy kể lại một câu chuyện lịch sử về Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Đọc kĩ phần 2. Kể chuyện lịch sử về Chiến dịch Hồ Chí Minh (SGK trang 70)
- Chỉ ra được câu chuyện lịch sử về Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Câu chuyện lịch sử về Chiến dịch Hồ Chí Minh là câu chuyện về thời khắc cuối cùng của chính quyền Sài Gòn:
- Khi lá cờ cách mạng kiêu hãnh bay trên nóc Dinh Độc Lập, tổng thống Dương Văn Minh đã phải đến Đài phát thanh Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Nội dung lời tuyên bố: khẳng định quân Việt Nam Cộng Hoà hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện Quân giải phóng của ta, chính quyền từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn và trao lại cho Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam
Luyện tập 1
Hoàn thiện trục thời gian (theo gợi ý dưới đây vào vở) về một số sự kiện lịch sử trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
- Đọc kĩ phần 1. Diễn biến chính chiến dịch Hồ Chí Minh (SGK trang 69)
- Chỉ ra được các sự kiện lịch sử trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
Luyện tập 2
Viết một đoạn văn (khoảng 5 câu) nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện lịch sử trong bài học.
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được cảm nghĩ của em về một câu chuyện lịch sử trong bài
- Qua cây chuyện kể về thời khắc cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, có thể thấy đây là một thời khắc lịch sử của dân tộc ta. Bởi vì nó đã đánh dấu sự thất bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở miền Nam. Sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Sài Gòn được thể hiện qua tuyên bố đầu hàng không điều kiện của Đại tướng Dương Văn Minh. Toàn bộ người dân ở khoảnh khắc đó như vỡ oà sau rất nhiều năm chiến đấu oanh liệt để giành độc lập tự do, thống nhất cho Tổ quốc. Ngày này đã đi vào lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, đưa đất nước ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Vận dụng
Sưu tầm tranh ảnh, câu chuyện về chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 và chia sẻ với các bạn
- Vận dụng những kiến thức em đã biết hoặc tham khảo trên mạng
- Chia sẻ những hình ảnh, câu chuyện về chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975
- Chiến dịch Hồ Chí Minh, còn được gọi là Chiến dịch Giải phóng Sài Gòn - Gia Định, là chiến dịch quân sự cuối cùng của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975. Chiến dịch diễn ra từ ngày 26 tháng 3 đến 30 tháng 4 năm 1975 và kết thúc với sự thắng lợi hoàn toàn, chấm dứt ách thống trị của Mỹ và chế độ Sài Gòn ngụy quyền ở miền Nam Việt Nam.
- Bức ảnh này ghi lại khoảnh khắc lịch sử khi xe tăng 390 của Quân Giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, trụ sở chính của chính quyền Sài Gòn ngụy quyền vào trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975. Bức ảnh này đã trở thành biểu tượng cho chiến thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh và sự sụp đổ của chế độ Sài Gòn.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK