Cho ABCD, ABNM, MNCD là các hình thang như hình bên. Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau.
Hình thang có hai cặp cạnh đối diện song song.
Quan sát hình vẽ để xác định các cặp đường thẳng song song với nhau.
Các cặp cạnh song song với nhau:
- Cạnh AB song song với cạnh MN.
- Cạnh MN song song với cạnh DC.
- Cạnh AB song song với cạnh DC.
Vẽ vào vở đường thẳng ED và điểm O như hình bên.
a) Vẽ đường thẳng OH vuông góc với đường thẳng ED.
b) Vẽ đường thẳng OT song song với đường thẳng ED.
c) Hình vừa tạo thành có bao nhiêu góc vuông?
a) Bước 1: Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng ED và cạnh góc vuông thứ hai gặp điểm O. Lấy một điểm H theo cạnh góc vuông đó.
Bước 2: Vạch một đường thẳng đi qua 2 điểm O và H. Ta được đường thẳng OH đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng ED.
b) - Vẽ đường thẳng đi qua O và vuông góc với OH. Ta có đường thẳng đi qua điểm O và song song với đường thẳng ED.
a)
b)
- Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh OH.
- Dịch chuyển ê ke sao cho đỉnh của ê ke trùng với điểm O. Lấy một điểm T bất kì theo cạnh góc vuông còn lại của ê ke.
- Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm O và T ta được đường thẳng OT song song với cạnh ED.
c) Hình vừa tạo thành có 8 góc vuông
Đ – S?
a) M là trung điểm của AI. (?)
b) I là trung điểm của AD. (?)
c) N là điểm ở giữa hai điểm B và H. (?)
Trung điểm là điểm nằm chính giữa 2 điểm và chia đoạn thẳng thành hai đoạn thẳng bằng nhau.
a) M là trung điểm của AI. S
b) I là trung điểm của AD. Đ
c) N là điểm ở giữa hai điểm B và H. Đ
Cho hình tam giác MNP (như hình bên). Nêu cách vẽ đường cao PH và đường cao MI của hình tam giác MNP.
Quan sát hình vẽ để xác định các cặp đường thẳng song song với nhau.
- Đường cao PH:
+ Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh MN.
+ Dịch chuyển ê ke sao cho cạnh góc vuông còn lại của ê ke đi qua điểm P. Lấy một điểm H trùng với đỉnh của ê ke.
+ Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm P và H ta được đường cao PH.
- Đường cao MI:
+ Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với cạnh PN.
+ Dịch chuyển ê ke sao cho cạnh góc vuông còn lại của ê ke đi qua điểm M. Lấy một điểm I trùng với đỉnh của ê ke.
+ Kẻ đường thẳng đi qua hai điểm M và I ta được đường cao MI.
Số?
Chú thợ cắt dây thép uốn thành 350 cái khung hình tam giác đều có cạnh 1,2 dm để làm nhà. Vậy chú cần (?) m dây thép đủ để uốn số khung hình tam giác đều nói trên.
Độ dài dây thép đủ để uốn số khung hình tam giác đều = chu vi 1 hình tam giác đều × 350
Chu vi hình tam giác = tổng độ dài 3 cạnh
Đổi: 1,2 dm = 0,12 m
Chu vi hình tam giác đều là:
0,12 + 0,12 + 0,12 = 0,36 (m)
Độ dài dây thép đủ để uốn số khung hình tam giác đều là:
0,36 × 350 = 126 (m)
Vậy chú cần 126 m dây thép đủ để uốn số khung hình tam giác đều nói trên.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK