Gieo 1 con xúc xắc.
Nêu “có thể”, “không thể” hoặc “chắc chắn” thay cho (?)
a) (?) xuất hiện mặt 6 chấm.
b) (?) xuất hiện mặt 1 chấm.
c) (?) xuất hiện mặt 7 chấm.
d) (?) xuất hiện mặt có chấm.
Gieo 1 con xúc xắc và điền chữ thích hợp vào dấu ?.
a) Có thể xuất hiện mặt 6 chấm.
b) Có thể xuất hiện mặt 1 chấm.
c) Không thể xuất hiện mặt 7 chấm.
d) Chắc chắn xuất hiện mặt có chấm.
Gieo một hạt đậu và một hạt ngô vào chậu đất ẩm. Nêu các khả năng có thể xảy ra.
Dự đoán các khả năng có thể xảy ra.
Gieo một hạt đậu và một hạt ngô vào chậu đất ẩm thì các khả năng có thể xảy ra là:
- Cả hai hạt đều nảy mầm.
- Chỉ có hạt đậu nảy mầm.
- Chỉ có hạt ngô nảy mầm.
- Không hạt nào nảy mầm.
Chơi trò chơi “Tay có tay không” theo nhóm:
a) Một bạn hai tay nắm kín, một tay có bi và tay kia không có bi.
Bạn thứ hai đoán xem trong tay nào có bi. Bạn thứ ba thống kê kết quả, chẳng hạn:
Bạn Hoa đoán đúng:
Bạn Mai đoán đúng:
b) Các bạn đổi vai trò để mỗi bạn được đoán ba lần. Ai đoán đúng nhiều hơn là người thắng cuộc.
Chơi trò chơi “Tay có tay không” theo nhóm.
Chơi trò chơi “Tay có tay không” theo nhóm, thống kê kết quả. Người đoán đúng nhiều hơn là người thắng cuộc.
Chơi theo nhóm 4: trong hộp có 1 bóng đỏ và 3 bóng xanh. Một bạn dùng băng che mắt, lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng trong hộp, sau đó để bóng trở lại hộp. Một bạn thống kê kết quả, chẳng hạn:
Lấy được bóng màu xanh:
Lấy được bóng màu đỏ:
a) Sau 10 lần lặp lại như thế, mỗi nhóm tính tỉ số của:
Số lần lấy được bóng đỏ và tổng số lần lấy bóng;
Số lần lấy được bóng xanh và tổng số lần lấy bóng.
b) So sánh kết quả ở câu a của các nhóm.
Chơi theo nhóm 4.
a)
- Tỉ số của số lần lấy được bóng đỏ và tổng số lần lấy bóng = số lần lấy được bóng đỏ : tổng số lần lấy bóng
- Tỉ số của số lần lấy được bóng xanh và tổng số lần lấy bóng = số lần lấy được bóng xanh : tổng số lần lấy bóng
b) So sánh kết quả ở câu a của các nhóm.
Chẳng hạn:
Lấy được bóng màu xanh:
Lấy được bóng màu đỏ:
a)
- Tỉ số của số lần lấy được bóng đỏ và tổng số lần lấy bóng là 6 : 10 hay \[\frac{6}{{10}}\].
- Tỉ số của số lần lấy được bóng xanh và tổng số lần lấy bóng là 4 : 10 hay \[\frac{4}{{10}}\].
b) So sánh kết quả ở câu a của các nhóm.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK