Khánh và Hà mỗi người ném một quả bóng vào rổ. Xét các biến cố:
M: "Không bạn nào ném bóng trúng vào rổ”;
N: "Cả hai bạn đều ném bóng trúng vào rổ”;
P: "Có đúng một bạn ném bóng trúng vào rổ”;
Q: "Có ít nhất một bạn ném bóng trúng vào rồ”.
a) Q có là biến cổ đối của M không?
b) Xác định biến cố \(N \cap P\).
c) N có biến cố đối của P hay không?
Cho A là một biến cố. Khi đó biến cố “Không xảy ra A” là biến cố đối của A.
a) Q là biến cố đối của M.
b) \(N \cap P = P\): “Có đúng một bạn ném bóng trúng vào rổ”
c) N không là là biến cố đối của P.
Một hộp chứa bốn thẻ được đánh số 3, 4, 5, 6. Lấy ngẫu nhiên hai thẻ. Xét các biến cố:
A: "Tổng các số trên hai thẻ là số chẵn”.
B: "Tích hai số trên hai thẻ là số chẵn”;
C: "Tổng các số trên hai thẻ là số lẻ”;
D: "Tích các số trên hai thẻ là số lẻ”.
Hãy chỉ ra các cặp biến cố xung khắc trong các biến cố đã cho.
Hai biến cố xung khắc nếu chúng không đồng thời xảy ra.
A và C là hai biến cố xung khắc.
B và D là hai biến cố xung khắc.
Cho A và B là hai biến cổ xung khắc liên quan đến một phép thử với không gian mẫu là \(\Omega \). Gọi \(n\left( A \right),n\left( B \right),n\left( {A \cup B} \right)\)và \(n\left( \Omega \right)\) lần lượt là số phần tử của các biến cố A, B, \(A \cup B\) và không gian mẫu \(\Omega \).
a) Tìm \(n\left( {A \cup B} \right)\) theo \(n\left( A \right),n\left( B \right)\).
b) Viết công thức tính các xác suất P (A), P (B), \(P\left( {A \cup B} \right)\) theo \(n\left( A \right),n\left( B \right),n\left( {A \cup B} \right)\) và \(n\left( \Omega \right)\).
c) Rút ra mối liên hệ giữa \(P\left( {A \cup B} \right)\) và P (A) + P (B).
Công thức xác suất: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
a) \(n\left( {A \cup B} \right) = n\left( A \right) + n\left( B \right)\)
b) \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
\(P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
\(P\left( {A \cup B} \right) = \frac{{n\left( {A \cup B} \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\)
c) Ta có:
\(P\left( {A \cup B} \right) = \frac{{n\left( {A \cup B} \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{n\left( A \right) + n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} + \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = P\left( A \right) + P\left( B \right)\)
Gieo hai con xúc xắc cân đối, đồng chất, có sáu mặt và quan sát tổng số chấm xuất hiện trên hai mặt. Tính xác suất để tổng số chấm xuất hiện ở hai mặt lớn hơn 5 và nhỏ hơn 8.
Công thức xác suất: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
\(n\left( \Omega \right) = 36\)
Gọi A là biến cố “Tổng số chấm xuất hiện ở hai mặt lớn hơn 5 và nhỏ hơn 8”. Khi đó, \(n\left( A \right) = 5\)
\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{5}{{36}}\)
Khánh chọn ngẫu nhiên một số từ 1 đến 10. Xét các biến cố:
A : "Số được chọn chia hết cho 2”;
B : "Số được chọn chia hết cho 3”.
a) Tính \(P\left( A \right),P\left( B \right),P\left( {A \cup B} \right),P\left( {A \cap B} \right)\).
b) So sánh \(P\left( {A \cup B} \right) + P\left( {A \cap B} \right)\) và \(P\left( A \right) + P\left( B \right)\).
Công thức xác suất: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}}\).
a)
\(\begin{array}{l}A = \left\{ {2;4;6;8;10} \right\} \Rightarrow n\left( A \right) = 5\\P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{5}{{10}} = \frac{1}{2}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}B = \left\{ {3;6;9} \right\} \Rightarrow n\left( B \right) = 3\\P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{3}{{10}}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}A \cup B = \left\{ {2;3;4;6;8;9;10} \right\} \Rightarrow n\left( {A \cup B} \right) = 7\\P\left( {A \cup B} \right) = \frac{{n\left( {A \cup B} \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{7}{{10}}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}A \cap B = \left\{ 6 \right\} \Rightarrow n\left( {A \cap B} \right) = 1\\P\left( {A \cap B} \right) = \frac{{n\left( {A \cap B} \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{1}{{10}}\end{array}\)
b)
\(\begin{array}{l}P\left( {A \cup B} \right) + P\left( {A \cap B} \right) = \frac{7}{{10}} + \frac{1}{{10}} = \frac{4}{5}\\P\left( A \right) + P\left( B \right) = \frac{1}{2} + \frac{3}{{10}} = \frac{4}{5}\\ \Rightarrow P\left( {A \cup B} \right) + P\left( {A \cap B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right)\end{array}\)
Bảng bên dưới cho kết quả khảo sát một nhóm gồm 150 người liên quan đến mức thu nhập (hàng năm) và loại hình giải trí mà họ yêu thích.
Chọn một người ngẫu nhiên trong nhóm khảo sát. Tính xác suất của các biến cố:
a) "Người được chọn thích xem kịch ở các sân khấu”;
b) "Người được chọn có thu nhập trên 200 triệu”
c) "Người được chọn có thu nhập trên 200 triệu và thích xem kịch ở các sân khấu”;
d ) "Người được chọn có thu nhập trên 200 triệu hoặc thích xem kịch ở các sân khấu”.
Nếu A và B là hai biến cố bất kì liên quan đến một phép thử thì:
\(P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( {A \cap B} \right)\)
\(n\left( \Omega \right) = 150\)
a) Gọi A là biến cố “Người được chọn thích xem kịch ở các sân khấu”
\(n\left( A \right) = 26\)
\( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{26}}{{150}} = \frac{{13}}{{75}}\)
b) Gọi B là biến cố "Người được chọn có thu nhập trên 200 triệu”
\(n\left( B \right) = 40\)
\( \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{{n\left( B \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{40}}{{150}} = \frac{4}{{15}}\)
c) Gọi C là biến cố “Người được chọn có thu nhập trên 200 triệu và thích xem kịch ở các sân khấu”
\(n\left( C \right) = 14\)
\( \Rightarrow P\left( C \right) = \frac{{n\left( C \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{14}}{{150}} = \frac{7}{{75}}\)
d) Gọi D là biến cố “Người được chọn có thu nhập trên 200 triệu hoặc thích xem kịch ở các sân khấu”
\( \Rightarrow P\left( D \right) = P\left( {A \cup B} \right) = P\left( A \right) + P\left( B \right) - P\left( C \right) = \frac{{26}}{{75}}\)
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK