Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Cùng khám phá Chương 2. Bất đẳng thức. Bất phương trình bậc nhất một ẩn Giải mục 3 trang 32, 33, 34 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Chọn dấu thích hợp (>, <) cho từng ô “…” . Trong mỗi trường hợp...

Giải mục 3 trang 32, 33, 34 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Chọn dấu thích hợp (>, <) cho từng ô “…” . Trong mỗi trường hợp...

Lời giải bài tập, câu hỏi HĐ3, LT3, VD4, HĐ4, LT4 mục 3 trang 32, 33, 34 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá Bài 1. Bất đẳng thức. Chọn dấu thích hợp (>, - 4\)\( - 1. 12\) … \( - 4. 12\)\( - 1. 5\) … \( - 4. 5\)...Chọn dấu thích hợp (>,<) cho từng ô “…” . Trong mỗi trường hợp

Câu hỏi:

Hoạt động3

Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 32

Chọn dấu thích hợp (> ,<) cho từng ô “…” . Trong mỗi trường hợp, có nhận xét gì về chiều của bất đẳng thức thu được với chiều của bất đẳng thức ở dòng ngay phía trên?

a) \(2 < 5\)

\(2.4\) … \(5.4\)

\(2.7\) … \(5.7\)

b) \( - 3 < 1\)

\( - 3.8\) … \(1.8\)

\( - 3.2\) … \(1.2\)

c) \( - 1 > - 4\)

\( - 1.12\) … \( - 4.12\)

\( - 1.5\) … \( - 4.5\)

Hướng dẫn giải :

Tính kết quả rồi so sánh

Lời giải chi tiết :

a) \(2.4 < 5.4\)

\(2.7 < 5.7\)

Chiều của bất đẳng thức thu được cùng chiều với chiều của bất đẳng thức cho ở dòng ngay phía trên.

b) \( - 3.8 < 1.8\)

\( - 3.2 < 1.2\)

Chiều của bất đẳng thức thu được cùng chiều với chiều của bất đẳng thức cho ở dòng ngay phía trên.

c) \( - 1.12 > - 4.12\)

\( - 1.5 > - 4.5\)

Chiều của bất đẳng thức thu được cùng chiều với chiều của bất đẳng thức cho ở dòng ngay phía trên.


Câu hỏi:

Luyện tập3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 33 SGK Toán 9

Không thực hiện phép tính, hãy sắp xếp các số sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn:

\(4\sqrt 3 ,4\sqrt 2 ,4\sqrt 5 ,8.\)

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất liên hệ giữa thứ tự và phép nhân để so sánh.

Lời giải chi tiết :

Vì \(\sqrt 2 < \sqrt 3 < \sqrt 4 < \sqrt 5 \) nên nhân hai vế của bất đẳng thức với số \(4 > 0\), ta được:

\(4\sqrt 2 < 4\sqrt 3 < 4\sqrt 4 < 4\sqrt 5 \) hay \(4\sqrt 2 < 4\sqrt 3 < 8 < 4\sqrt 5 \).


Câu hỏi:

Vận dụng4

Trả lời câu hỏi Vận dụng 4 trang 33 SGK Toán 9

Bác Lâm muốn rào xung quanh mảnh vườn hình chữ nhật có số đo chiều rộng là \(a\left( m \right)\). Chiều dài dài hơn chiều rộng \(3m\). Bác Lâm ước lượng \(a < 15\). Bác có tấm lưới dài khoảng \(70m\). Tấm lưới này dài khoảng \(70m\). Tấm lưới này có đủ dài để bác Lâm rào vườn không? Giải thích vì sao?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số dương và thứ tự và phép cộng để giải bài toán.

Lời giải chi tiết :

Chu vi của mảnh vườn hình chữ nhật là: \(2.\left( {a + a + 3} \right) = 2\left( {2a + 3} \right)\).

Vì \(a < 15\) nên nhân cả hai vế của bất đẳng thức với \(2 > 0\), ta được: \(2a < 30\).

Cộng \(3\) vào hai vế của bất đẳng thứ trên ta được: \(2a + 3 < 33\).

Nhân cả hai vế của bất đẳng thức với \(2 > 0\), ta được: \(2\left( {2a + 3} \right) < 66\).

Vậy tấm lưới dài \(70m\) đủ dài để bác Lâm rào vườn.


Câu hỏi:

Hoạt động4

Trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 33 SGK Toán 9

a) Xét bất đẳng thức \(6 < 11\). Nhân hai vế của bất đẳng thức với \( - 4\) và so sánh các kết quả, ta được bất đẳng thức nào?

b) Xét bất đẳng thức \( - 4 < 2\). Nhân hai vế của bất đẳng thức với \( - 7\) và so sánh kết quả, ta được bất đẳng thức nào?

c) Xét bất đẳng thức \( - 3 > - 5\). Nhân hai vế của bất đẳng thức với \( - 12\) và so sánh kết quả, ta được bất đẳng thức nào?

Trong mỗi trường hợp, bất đẳng thức thu được sau khi nhân có cùng chiều với bất đẳng thức ban đầu hay không?

Hướng dẫn giải :

Tính kết quả của phép tính rồi so sánh.

Lời giải chi tiết :

a) Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}6.\left( { - 4} \right) = - 24\\11.\left( { - 4} \right) = - 44\end{array} \right\} \Rightarrow - 24 > - 44 \Rightarrow 6.\left( { - 4} \right) > 11.\left( { - 4} \right)\).

b) Ta có:

\(\left. \begin{array}{l} - 4.\left( { - 7} \right) = 28\\2.\left( { - 7} \right) = - 14\end{array} \right\} \Rightarrow 28 > - 14 \Rightarrow \left( { - 4} \right).\left( { - 7} \right) > 2.\left( { - 7} \right)\).

c) Ta có:

\(\left. \begin{array}{l}\left( { - 3} \right).\left( { - 12} \right) = 36\\\left( { - 5} \right).\left( { - 12} \right) = 60\end{array} \right\} \Rightarrow 36 < 60 \Rightarrow \left( { - 3} \right).\left( { - 12} \right) < \left( { - 5} \right).\left( { - 12} \right)\).

Trong mỗi trường hợp, bất đẳng thức thu được sau khi nhân không cùng chiều với bất đẳng thức ban đầu.


Câu hỏi:

Luyện tập4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 35 SGK Toán 9

Cho \( - 5m \ge - 5n\). Hãy so sánh:

a) \(m\) và \(n\);

b) \(1 - 2m\) và \(1 - 2n\)

Hướng dẫn giải :

Dựa vào liên hệ giữa thứ tự và phép nhân với số âm và thứ tự và phép cộng để giải bài toán.

Lời giải chi tiết :

Theo giả thiết \( - 5m \ge - 5n\). (1)

a) Từ bất đẳng thức (1)

Suy ra \(m \le n\) (Do chia hai vế của bất đẳng thức (1) cho một số âm là \( - 5\)).

b) Từ bất đẳng thức (1)

Suy ra \( - 2m \ge - 2n\) (Do nhân hai vế của bất đẳng thức (1) cho một số dương là \(\frac{5}{2}\)).

Nên \(1 - 2m \ge 1 + 2n\) (Do cộng hai vế của bất đẳng thức trên với 1).

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cùng khám phá

Đọc sách

Bạn có biết?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK