Hãy kể tên các đối tượng nuôi thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Dựa vào kiến thức của bản thân em.
Một số đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao: cá tầm, cá hồi vân, tôm thẻ chân trắng, rong nho, cua,…
Căn cứ vào nguồn gốc, thủy sản được phân thành mấy nhóm?
Dựa vào kiến thức về phân loại các nhóm thủy sản
Căn cứ vào nguồn gốc, thủy sản được chia thành 2 nhóm: nhóm bản địa và nhóm ngoại nhập.
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, thủy sản được phân loại như thế nào? Cho ví dụ.
Dựa vào kiến thức về phân loại các nhóm thủy sản.
Theo đặc điểm cấu tạo thủy sản được chia thành
- Nhóm cá: ví dụ: cá chép, cá tra, cá mè, cá giò,…
- Nhóm giáp xác: ví dụ: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh, cua biển,…
Căn cứ vào tính ăn, động vật thủy sản được phân chia như nào?
Dựa vào kiến thức về phân loại các nhóm thủy sản.
Theo tính ăn, động vật thủy sản được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm ăn thực vật
- Nhóm ăn động vật
- Nhóm ăn tạp.
Dựa trên các yếu tố môi trường, động vật thủy sản được phân chia như thế nào?
Dựa vào kiến thức về phân loại các nhóm thủy sản
Theo các yếu tố môi trường được chia thành:
- Theo nhiệt độ
- Theo môi trường nước sinh sống.
Quan sát Hình 10.1 và phân loại thủy sản theo nguồn gốc và đặc tính sinh vật học.
Dựa vào phân loại nhóm thủy sản.
Phân loại theo:
- Nguồn gốc:
+ Nhóm bản địa: a, b, e, h, i, l, m
+ Nhóm ngoại nhập: c, d, g, k, n, p, q, r
- Đặc tính sinh học:
+ Nhóm cá: a, b, k, m, r
+ Nhóm giáp xác: e, g, p, q
+ Nhóm động vật thân mềm: h, n
+ Nhóm bò sát lưỡng cư: i, l
+ Nhóm rong, tảo: c, d
Hãy kể tên và phân loại một số động vật thủy sản phổ biến ở địa phương em theo nguồn gốc và đặc tính sinh vật học.
Dựa vào kiến thức của bản thân em.
- Nhóm cá: cá trắm, cá chép, cá lóc, cá rô phi,…
- Nhóm giáp xác: cua, tôm, ốc,…
Có những phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến nào? Hãy nên ưu và nhược điểm của từng phương thức.
Dựa vào kiến thức về một số phương thức nuôi trồng thủy sản.
Phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến là:
- Nuôi trồng thủy sản quảng canh
- Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh
- Nuôi trồng thủy sản thâm canh
Ưu nhược điểm:
* Nuôi trồng thủy sản quảng canh
- Ưu điểm: vốn vận hành sản xuất thấp do không phải chi phí nhiều cho con giống và thức ăn.
- Nhược điểm: năng suất và lợi nhuận thấp, khó khăn trong việc quản lý và vận hành sản xuất.
* Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh
- Ưu điểm: phù hợp với nhiều người dân về mức đầu tư và kỹ thuật nuôi. Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích cao, dễ dàng vận hành và quản lí
- Nhược điểm: năng suất chưa đạt tối ưu trên một đơn vị diện tích
* Nuôi trồng thủy sản thâm canh
- Ưu điểm: năng suất cao, kiểm soát được các khâu trong quá trình nuôi.
- Nhược điểm: cần vốn đầu tư lớn, đồng thời người nuôi phải nắm vững kỹ thuật nuôi và có nhiều kinh nghiệm thực tế.
Hãy nêu các phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến ở địa phương em và giải thích lý do các cơ sở nuôi trồng lại lựa chọn phương thức đó.
Dựa vào kiến thức của bản thân em.
ở địa phương em các cơ sở nuôi trồng chọn phương thức nuôi trồng thủy sản thâm canh. Vì năng suất cao, kiểm soát được các khâu trong quá trình nuôi, tuy nhiên vốn đầu tư ban đầu lớn.
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK