Đọc thông tin nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp( 1945-1954)?
- Đọc kỹ phần 2. Hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp(1945-1954) (SGK trang 76)
- Chỉ ra hoạt động đối ngoại chủ yếu ở Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp(1945-1954).
- Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến năm 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa kháng chiến, kiến quốc, vừa thực hiện các hoạt động đối ngoại, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
- Từ năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư, công hàm cho Đại hội đồng Liên hợp quốc và chính phủ một số nước, khẳng định tính hợp pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đề nghị công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
- Trước ngày 6 -3-1946: Thực hiện chính sách ngoại giao mềm mỏng với quân đội Trung Hoa Dân quốc, cương quyết chống thực dân Pháp xâm lược.
- Từ ngày 6-3-1946: kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946). Tiến hành đàm phán ngoại giao tại Đà Lạt, Phông-ten-nơ-bờ-lô (Pháp) và kí với Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946).
- Năm 1947 - 1949: Thiết lập cơ quan đại diện ngoại giao, phòng Thông tin tại Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ; cử đại diện tham gia một số hội nghị quốc tế và khu vực tại châu Á và châu Âu.
- Năm 1950: Thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa: Trung Quốc, Liên Xô, Triều Tiên và một số nước Đông Âu (Tiệp Khắc, Đức, Ru-ma-ni, Ba Lan,...).
- Năm 1951: Tăng cường mối quan hệ đoàn kết giữa ba nước Đông Dương. Tổ chức hội nghị thành lập Liên minh nhân dân ba nước Việt - Miễn - Lào tại Tuyên Quang (tháng 3-1951).
- Năm 1954: Cử phái đoàn ngoại giao tham dự Hội nghị và kí kết. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương, buộc Pháp thừa nhận và tôn trọng độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK