Trình bày khái quát bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975)?
- Đọc kỹ phần 1. Bối cảnh lịch sử (SGK trang 42)
- Chỉ ra bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975).
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) diễn ra trong bối cảnh thế giới và trong nước có những biến đổi lớn.
- Trên thế giới, Chiến tranh lạnh và cục diện đối đầu Đông - Tây tiếp tục diễn ra ngày càng căng thẳng. Quan hệ giữa các nước lớn có nhiều diễn biến phức tạp. Phong trào giải phóng dân tộc, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển mạnh. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước Đông Âu đạt được nhiều thành tựu quan trọng,
- Ở trong nước, sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Việt Nam tạm thời bị phân chia thành hai miền: miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tạo điều kiện cho việc thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của cả nước; ở miền Nam, Mỹ thay thế Pháp dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, thực hiện chia cắt
Việt Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ ở
Đông Nam Á.
Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1960?
- Đọc kỹ phần 2a. Giai đoạn 1954-1960 (SGK trang 42)
- Chỉ ra những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1954-1960.
Miền Bắc
Giai đoạn 1954-1957: Hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh:
- Trong hơn 2 năm (1954 - 1956), miền Bắc tiếp tục tiên hành 6 đợt giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất. Khẩu hiệu "người cày có ruộng” trở thành hiện thực.
- Công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh được triển khai rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực (nông nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải,...).
Giai đoạn 1958-1960: Cải tạo quan hệ sản xuất, bước đầu phát triển kinh tế - xã hội
- Việc cải tạo quan hệ sản xuất được thực hiện trên các lĩnh vực kinh tế, khâu chính là hợp tác hóa nông nghiệp.
- Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.
Việc hoàn thành cải cách ruộng đất, thực hiện nhiệm vụ cải tạo quan hệ sản xuất.
bước đầu phát triển kinh tế - xã hội làm cho cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thay đổi, tạo cơ sở cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn tiếp theo, nhằm xây dựng miền Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, là hậu phương vững chắc của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Ở miền nam
Giai đoạn 1954-1958: Đấu tranh chính trị chống chế độ Mỹ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng
- Đấu tranh chính trị đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ; đòi quyền tự do, dân chủ; chống khủng bố, đàn áp.
- Từ năm 1957, phong trào bước đầu chuyển sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
Giai đoạn 1959-1960: Phong trào Đồng khởi
- Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam quyết định sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm.
- Ban đầu nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi); sau đó lan nhanh thành phong trào trên khắp Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Trung Trung Bộ, tiêu biểu là ở tỉnh Bến Tre.
- Phong trào Đồng khởi đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ , làm lung lay chính quyền Ngô Đình Diệm, đưa cách mạng miễn Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiên công. Từ khi thể của phong trào Đồng khởi, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960).
Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến năm 1965?
- Đọc kỹ phần 2b. Giai đoạn 1961-1965 (SGK trang 44)
- Chỉ ra những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1961 đến năm 1965.
Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất:
- Miền Bắc thực hiện kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, với trọng tâm là phát triển công nghiệp, nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng, an ninh. Sức mạnh của hậu phương miền Bắc được tăng cường.
- Hoạt động chi viện cho tiền tuyến miền Nam được đẩy mạnh. Trong hai năm 1964 - 1965, số lượng bộ đội từ miền Bắc bổ sung vào chiến trường miền Nam tăng hơn 2 lần so với 2 năm trước đó.
Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ:
- Ở miền Nam, từ năm 1961, khi hình thức thống trị bằng chính quyền Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt”. Đây là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ. dựa vào trang bị vũ khí và phương tiện kỹ thuật của Mỹ. Để thực hiện kế hoạch, Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành dồn dân lập "ấp chiến lược”, mở các cuộc hành quân càn quét lực lượng cách mạng.
- Dưới ngọn cờ đoàn kết của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, quân dân miền Nam đã chiến đấu chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng và đô thị), đánh địch bằng ba mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận) và giành được nhiều thắng lợi quan trọng.
- Đấu tranh quân sự: Chiến thắng Ấp Bắc (1963) mở ra khả năng đánh bại chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Tiếp đó, các chiến thắng Bình Giã (1964), An Lão (1964), Ba Gia, Đồng Xoài (1965)... từng bước làm phá sản chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.
- Đấu tranh chính trị: Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng phát triển mạnh. Các cuộc đấu tranh của học sinh, sinh viên, tín đồ Phật giáo, "Đội quân tóc dài”...., đã góp phần đưa đến sự sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm.
- Phong trào phá “Ấp chiến lược”: Phong trào phá "Ấp chiến lược” ở nông thôn diễn ra mạnh mẽ. Đến giữa năm 1965, "Ấp chiến lược” - xương sống của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản về cơ bản.
Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1968?
- Đọc kỹ phần 2c. Giai đoạn 1965-1968 (SGK trang 45)
- Chỉ ra những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1968.
Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
- Từ giữa năm 1965, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Chiến tranh cục bộ”
Đây là loại hình chiến tranh được tiến hành chủ yếu bằng quân đội Mỹ, kết hợp với quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Quân đội Mỹ mở hàng loạt các cuộc hành quân "tìm diệt” và "bình định” ở miền Nam, đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. Cá nước trực tiếp tiến hành kháng chiến chống Mỹ. Trước tình hình mới, quân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh giành được những thắng lợi trên nhiều lĩnh vực.
- Về quân sự: - Giành thắng lợi mở đầu ở Núi Thành (1965), Vạn Tường (1965). Chiến thắng trong hai mùa khô: 1965 - 1966 và 1966 - 1967. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968 đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Về chính trị: - Ở thành thị, phong trào đầu tranh của công nhân, học sinh, sinh viên,... đòi Mỹ rút quân về nước, đòi tự do, dân chủ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Vị thế và uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế.
- Về ngoại giao: Đấu tranh ngoại giao được năng lên thành một mặt trận từ đầu năm 1967. Đàm phán chính thức giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Mỹ diễn ra tại Pa-ri (1968)
Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ vừa sản xuất và thực hiện nghĩa vụ hậu phương
- Ngày 5-8-1964, sau khi dựng lên "sự kiện Vịnh Bắc Bộ”. Mỹ cho không quân đánh phá một số địa điểm ở miền Bắc. Từ năm 1965. Mỹ chính thức mở rộng chiến tranh ra miền Bắc lần thứ nhất, nhằm phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội: ngăn chặn nguồn chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam.
- Trong hơn 4 năm chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi và phát huy 3 243 máy bay, bắn chìm 143 tàu chiến của địch. Cuối năm 1968, Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc.
- Miền Bắc tiếp tục thực hiện tốt vai trò của hậu phương lớn, duy trì hoạt động sản xuất và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam với tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”
Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1973?
- Đọc kỹ phần 2d. Giai đoạn 1969-1973 (SGK trang 46)
- Chỉ ra những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1969 đến năm 1973.
Miền Nam chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ
- Từ năm 1969, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh sang Lào, Cam-pu-chia.
- "Việt Nam hóa chiến tranh” là loại hình chiến tranh được tiến hành chủ yếu bằng lực lượng quân đội Sài Gòn, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hải quân, hậu cần Mỹ và do cố vấn Mỹ chi huy. Mỹ từng bước rút quân về nước nhưng vẫn tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Sài Gòn, đồng thời hỗ trợ quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân sang Cam-pu-chia (1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (1971). Mỹ cũng thực hiện các chính sách ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô đối với cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam và gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
- Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh”, quân dân miền Nam giành được những thắng lợi quan trọng trên cả ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao.
- Về quân sự: Đánh bại cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia (1970). Đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở Đường 9, Nam Lào (1971). Chiến dịch Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng thắng lợi (1972). Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của quân đội sài Gòn ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, buộc Mỹ phải tuyên bố "Mỹ hoá” trở lại chiến tranh (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh ).
- Về chính trị: Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ra đời (6-1969). Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương họp, biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mỹ (4-1970).
- Về ngoại giao: Đàm phán bốn bên chính thức diễn ra tại Pa-ri (25-1-1969). Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí kết (27-1-1973).
Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ và thực hiện nghĩa vụ hậu phương
- Trước nguy cơ chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh” bị phá sản, từ tháng 4-1972 đến tháng 12-1972, Mỹ tiếp tục gây chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
- Từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972, Mỹ tiến hành cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố ở miền Bắc, nhằm giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc Việt Nam phải kí hiệp định có lợi cho Mỹ.
- Qua 12 ngày đêm chiến đấu, quân dân miền Bắc đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B-52. Thắng lợi này được coi như trận "Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mỹ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pa-ri (1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
- Trong những năm 1969- 1972, miền Bắc tiếp tục chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam và chiến trường Lào, Cam-pu-chia. Từ năm 1969 đến năm 1971, khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường gấp hơn 1.6 lần so với 3 năm trước đó. Năm 1972, miền Bắc đã động viên hơn 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang cùng với khối lượng vật chất tăng gấp 1.7 lần so với năm 1971.
Trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1973 đến năm 1975. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 tác động như thế nào đến lịch sử Việt Nam?
- Đọc kỹ phần 2e. Giai đoạn 1973-1975 (SGK trang 48)
- Chỉ ra những nét chính về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1973 đến năm 1975. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 tác động như thế nào đến lịch sử Việt Nam.
Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hậu phương
- Từ năm 1973, miền Bắc tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường chi viện cho chiến trường và đạt nhiều thành tựu quan trọng.
- Khôi phục và phát triển kinh tế- xã hội: Đến năm 1974, về cơ bản miền Bắc đã khôi phục các cơ sở kinh tế, hệ thống thủy nông, mạng lưới giao thông, các công trình văn hóa, giáo dục, y tế. Cuối năm 1974, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp trên một số ngành, lĩnh vực đã đạt và vượt mức năm 1964 và năm 1971. Đời sống nhân dân ổn định.
- Chi viện cho miền Nam, Lào, Cam-pu-chia: - Trong hai năm 1973 - 1974, miền Bắc đã đưa vào chiến trường miền Nam, Lào, Cam-pu-chia gần 20 vạn bộ đội. Đầu năm 1975 tăng thêm vào 57 000 bộ đội. Miền Bắc tăng cường chi viện vật chất - kỹ thuật, bảo đảm đầy đủ nhu cầu cấp bách cho chiến trường miền Nam.
Miền Nam đấu tranh chống "bình định - lấn chiếm”, tạo thế và lực tiến tới giải phóng hoàn toàn
- Từ tháng 3-1973, chính quyền Sài Gòn tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ”, mở các cuộc hành quân "bình định - lấn chiếm” vùng giải phóng. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 7-1973), từ cuối năm 1973, quân dân miền Nam tiến hành các cuộc đấu tranh chống "bình định - lấn chiếm”, đồng thời chủ động mở một số cuộc tiến công để mở rộng vùng giải phóng.
- Cuối năm 1974, đầu năm 1975, quân dân miền Nam mở đợt hoạt động quân sự ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, giành thắng lợi quan trọng ở Đường 14 - Phước Long (6-1-1975)..
- Chiến thắng Đường 14 - Phước Long thế hiện sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của Quân Giải phóng, đồng thời cho thấy sự suy yếu, bất lực của quân đội Sài Gòn và khả năng can thiệp trở lại của Mỹ là rất hạn chế. Trước tình hình đó. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 và 1976, đồng thời chỉ rõ: "Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong gần hai tháng, trãi qua ba chiến dịch lớn.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh (26/4-30/4/1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Trưa ngày 30-4-1975, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3-29/3/1975): Quân Giải phóng tấn công, giải phóng thành phố Huế, toàn tỉnh Thừa Thiên và Đà Nẵng, mở ra khả năng giải phóng hoàn toàn miễn Nam ngay trong năm 1975.
- Chiến dịch Tây Nguyên ( 4/3-24/3/1975): Quân Giải phóng giành thắng lợi trong trận then chốt Buôn Ma Thuột, khiến hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển rồi sụp đổ. Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.
- Đại thắng mùa Xuân 1975 góp phần kết thúc thắng lợi trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta; đánh dấu bước phát triển tới đỉnh cao của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó, nghệ thuật tạo sức mạnh về lực lượng và thế trận là những nét đặc sắc tiêu biểu.
Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975)?
- Đọc kỹ phần 3. Nguyên nhân thắng lợi (SGK trang 50)
- Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975).
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là do những nguyên nhân chủ quan và khách quan.
- Nguyên nhân chủ quan: Sự lãnh đạo với đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Truyền thống yêu nước, đoàn kết của nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc. Vai trò của hậu phương miền Bắc, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.
- Nguyên nhân khách quan:Tinh thần đoàn kết, sự phối hợp chiến đấu, giúp đỡ lẫn nhau của ba nước Đông Dương. Sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng tiền bộ, hòa bình, dân chủ và các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Trung Quốc, Liên Xô. Phong trào nhân dân Mỹ và nhân dân tiến bộ trên thế giới phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Đọc thông tin và tư liệu phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975)?
- Đọc kỹ phần 4. Ý nghĩa lịch sử (SGK trang 50)
- Chỉ ra ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước(1954-1975).
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mỹ, 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cũng đã chấm dứt hoàn toàn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân - đế quốc ở Việt Nam, trên cơ sở đó hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước.
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đã mở ra kỉ nguyên mới của Việt Nam: kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã tác động mạnh mẽ đến tình hình nước Mỹ và thế giới, đồng thời là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới nửa sau thế kỉ XX, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK