Trang chủ Lớp 12 SGK Vật Lí 12 - Cánh diều Chủ đề 3. Từ trường Bài 1. Từ trường trang 52, 53, 54 Vật lý 12 Cánh diều: Ta đã biết vùng không gian xung quanh nam châm (hoặc dây dân mang dòng điện) có từ trường...

Bài 1. Từ trường trang 52, 53, 54 Vật lý 12 Cánh diều: Ta đã biết vùng không gian xung quanh nam châm (hoặc dây dân mang dòng điện) có từ trường...

Lời giải bài tập, câu hỏi bài 1. Từ trường trang 52, 53, 54 SGK Vật lý 12 Cánh diều - Bài 1. Từ trường. Ta đã biết vùng không gian xung quanh nam châm (hoặc dây dân mang dòng điện) có từ trường. Từ trường do nam châm điện tạo ra có nhiều ứng dụng. Ở tàu đệm từ (Hình 1. 1)...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 52 Câu hỏiMở đầu

Ta đã biết vùng không gian xung quanh nam châm (hoặc dây dân mang dòng điện) có từ trường. Từ trường do nam châm điện tạo ra có nhiều ứng dụng. Ở tàu đệm từ (Hình 1.1), từ trường do các nam châm điện ở đường ray và thân tàu làm cho tàu chuyển động với tốc độ cao mà không tiếp xúc với đường ray như tàu hoa hoặc tàu điện thông thường. Bằng các giác quan, ta không thể nhận biết được từ trường. Làm thế nào để hình dung ra từ trường?

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân

Lời giải chi tiết :

Để hình dung ra từ trường, ta có thể dùng các công cụ đo lường như cảm biến từ trường, máy đo từ trường, nam châm thử,…


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 53 Câu hỏi

Đề xuất và thực hiện phương án thí nghiệm để chứng tỏ: Khi ở gần nhau, một đoạn dây dẫn có dòng điện và một nam châm tác dụng lực lên nhau.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào mục đích thí nghiệm trả lời

Lời giải chi tiết :

Dụng cụ:

Dây dẫn điện

Kim nam châm

Nguồn điện

Tiến hành:

Bước 1: Đặt đoạn dây song song với kim nam châm.

Bước 2: Cho dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn.

Bước 3: Quan sát hiện tượng xảy ra.

Ta thấy kim nam châm bị lệch hướng, chứng tỏ rằng có lực tương tác giữa đoạn dây dẫn và nam châm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 53 Luyện tập

Treo một thanh nam châm như Hình 1.2. Dùng một thanh nam châm khác, không chạm vào thanh nam châm ở dây treo, làm thế nào để thanh nam châm ở dây treo có thể quay xung quanh trục trùng với dây treo?

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng lí thuyết từ trường

Lời giải chi tiết :

Ta có thể đưa thanh nam châm khác lại gần thanh nam châm được treo, sao cho hai cực cùng dấu ở gần nhau, để tạo ra lực đẩy từ đó thanh nam châm ở dây treo có thể quay xung quanh trục trùng với dây treo.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 54 Câu hỏi

Vì sao mạt sắt trong thí nghiệm Hình 1.5 lại được sắp xếp thành hình dạng nhất định?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng lí thuyết từ trường

Lời giải chi tiết :

Do từ trường của nam châm hút mạt sắt nên mạt sắt được xếp thành hình dạng nhất định.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 54 Luyện tập

Ở Hình 1.6, mũi tên chỉ hướng bắc của từ trường Trái Đất. Hãy xác định cực từ của kim nam châm.

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng lí thuyết từ trường

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 54 TN

Dụng cụ

Thanh nam châm, mạt sắt, hộp mica có thành và đáy bằng nhựa trong (Hình 1.4).

Tiến hành

Rải đều mạt sắt lên mặt trên của đáy hộp. Đặt hộp lên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ vào thành hộp. Quan sát sự sắp xếp mạt sắt ở đáy hộp.

Kết quả

Sự sắp xếp mạt sắt trong một lần thí nghiệm được cho ở Hình 1.5.

image

Hướng dẫn giải :

Thực hiện thí nghiệm theo hướng dẫn

Lời giải chi tiết :

Quan sát sự sắp xếp mạt sắt ở đáy hộp


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 55 Luyện tập

Cho một thanh nam châm và một kim nam châm nhỏ. Vẽ đường sức từ xung quanh thanh nam châm này.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng lí thuyết từ trường

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 57 Vận dụng

Hãy xác định cực từ của thanh nam châm ở Hình 1.16.

image

Hướng dẫn giải :

Vận dụng lí thuyết từ trường

Lời giải chi tiết :

image

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK