Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Cánh diều Chủ đề 1. Cơ sở phân tử của sự di truyền và biến dị Bài 2. Sự biểu hiện của thông tin di truyền trang 12, 13, 14 Sinh 12 Cánh diều: Tại sao thông tin di truyền có thể quyết định các tính trạng đặc trưng ủa mỗi cá thể như...

Bài 2. Sự biểu hiện của thông tin di truyền trang 12, 13, 14 Sinh 12 Cánh diều: Tại sao thông tin di truyền có thể quyết định các tính trạng đặc trưng ủa mỗi cá thể như...

Hướng dẫn giải bài 2. Sự biểu hiện của thông tin di truyền trang 12, 13, 14 Sinh 12 Cánh diều - Bài 2. Sự biểu hiện của thông tin di truyền. Tại sao thông tin di truyền có thể quyết định các tính trạng đặc trưng ủa mỗi cá thể như: màu da, màu tóc, . . . ?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 12 Mở đầu

Tại sao thông tin di truyền có thể quyết định các tính trạng đặc trưng ủa mỗi cá thể như: màu da, màu tóc,...?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết sự biểu hiện thông tin di truyền

Lời giải chi tiết :

Vì thông tin di truyền nằm trong gene, gene mã hóa protein quy định tính trạng của mỗi cá thể.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 12 Câu hỏi

Phân biệt các loại RNA dựa vào cấu trúc và chức năng.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết các loại RNA

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 13 Câu hỏi

Quan sát hình 2.2 và mô tả các giai đoạn phiên mã.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 2.2

Lời giải chi tiết :

Quá trình phiên mã gồm có 3 giai đoạn là khởi đầu, kéo dài và kết thúc.

Bước 1: Khởi đầu

ADN được cuộn xoắn đồng thời liên kết với protein. Khi nhận biết tín hiệu phiên mã, đoạn ADN gốc sẽ dãn xoắn để lộ ra vùng điều hòa. Lúc này, ARN polymerase phát hiện mạch mã gốc và bám vào trượt trên mạch gốc ADN theo chiều 3′ - 5 ‘. Yếu tố sigma là nhân tốc giúp nhận biết điểm khởi đầu phiên mã.

Bước 2: Kéo dài chuỗi

Khi bắt đầu tổng hợp ARN , yếu tố sigma rời khỏi phức hệ phiên mã. Tiếp đó, enzyme ARN polymerase trượt trên mạch gốc ADn đồng thời các Nucleotit tự do lần lượt liên kết với các nucleotide trên ADN theo nguyên tắc bổ sung:

A trên mạch gốc ADN = U trên ARN

T trên mạch gốc ADN = A trên ARN

G trên mạch gốc ADN = X trên ARN

X trên mạch gốc ADN = G trên ARN

Để các Nu mới liên kết với nhau bằng liên kết potphodieste, hình thành một chuỗi poliribonucleotit liên tục có chiều 5 ‘ - 3’ cần sử dụng năng lượng ATP.

Các đoạn ARN pol đã đi qua lập tức đóng xoắn lại trả về dạng ADN kép như ban đầu.

Đây là giai đoạn chiếm phần lớn thời gian của quá trình phiên mã.

Bước 3: Kết thúc

Khi tín hiệu kết thúc phiên mã được phát ra, ARN pol ròi khỏi ADN và tái kết với yếu tố sigma để sử dụng lại ở các lần phiên mã tiếp theo. Cuối cùng hai mạch của gen liên kết trở lại với nhau.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 14 Câu hỏi

Quan sát hình 2.3 và mô tả quá trình phiên mã ngược

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 2.3

Lời giải chi tiết :

Bước 1: Enzyme reverse transcriptase xác tác tổng hợp mạch bổ sung cho RNA ban đầu.

Bước 2: Phân hủy mạch RNA ban đầu nhờ hoạt tính RNase H

Bước 3: Tổng hợp mạch DNA thứ hai tạo cDNA bổ sung.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 15 Câu hỏi

Dựa vào bảng 2.1, hãy nêu một số ví dụ minh họa cho tính đặc hiệu, tính thoái hóa, tính phổ biến của mã di truyền.

Hướng dẫn giải :

Quan sát bảng 2.1

Lời giải chi tiết :

- Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ).

Ví dụ: ở trâu bò hay người đều dùng chung một bảng mã di truyền.

- Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hoá 1 loại axit amin).

Ví dụ: AUG chỉ mã hóa cho axit amin metionin ở nhân thực.

- Mã di truyền mang tính thoái hoá (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).

Ví dụ: GXU và GXX đều cùng mã hóa cho axit amin alanin


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 Câu hỏi 1

Quan sát hình 2.4, hãy mô tả các giai đoạn của quá trình dịch mã

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 2.4

Lời giải chi tiết :

Quá trình dịch mã gồm hai giai đoạn: hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

– Quá trình hoạt hoá axit amin: Trong tế bào chất, nhờ các enzim đặc hiệu và năng lượng ATP, mỗi axit amin được hoạt hoá và gắn với ARN tương ứng tạo nên phức hợp axit amin – tARN

– Quá trình tổng hợp Prôtêin là quá trình truyền thông tin di truyền từ mARN sang trình tự sắp xếp của các aa trong chuỗi polipeptid (Prôtêin). Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra theo ba bước:

+ Bước 1: Mở đầu

Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu (gần bộ ba mở đầu) và di chuyển đến bộ ba mở đầu (AUG). Ở sinh vật nhân thực bộ ba AUG mã hóa cho a.a Methionin còn ở sinh vật nhân sơ mã AUG mã hóa cho a.a foocmin Methionine. a.a mở đầu – tARN tiến vào bộ ba mở đầu (đối mã của nó – UAX- khớp với mã mở đầu – AUG – trên mARN theo nguyên tắc bổ sung), sau đó tiểu phần lớn gắn vào tạo ribosome hoàn chỉnh.

+ Bước 2: Kéo dài chuỗi polipeptit

Phức hợp aa1 – tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với codon tiếp sau mã mở đầu trên mARN, 1 liên kết peptit được hình thành giữa aa mở đầu và aa1. Ribôxôm dịch chuyển qua côđon tiếp theo, tARN mở đầu rời khỏi ribôxôm, phức hợp aa2 – tARN vào ribôxôm khớp bổ sung đối mã với côđon đó, 1 liên kết peptit nữa được hình thành giữa aa1 và aa2. Quá trình cứ tiếp diễn như vậy cho đến khi ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc (UGA, UAG hay UAA).

+ Bước 3. Kết thúc

Khi ribôxôm chuyển dịch sang bộ ba kết thúc (UAA, UAG, UGA) thì quá trình dịch mã dừng lại, 2 tiểu phần của ribôxôm tách nhau ra. Một enzim đặc hiệu loại bỏ axit amin mở đầu và giải phóng chuỗi pôlipeptit, quá trình dịch mã hoàn tất.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 16 Câu hỏi 2

Những yếu tố nào đảm bảo tính chính xác của sự dịch mã thông tin di truyền từ mRNA sang protein?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết dịch mã

Lời giải chi tiết :

Những yếu tố nào đảm bảo tính chính xác của sự dịch mã thông tin di truyền từ mRNA sang protein: sự bắt cặp chính xác của bộ ba đối mã và bộ ba mã hóa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 17 Luyện tập

Những yếu tố nào đảm bảo tính chính xác của sự dịch mã thông tin di truyền từ mRNA sang protein?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết dịch mã

Lời giải chi tiết :

Những yếu tố nào đảm bảo tính chính xác của sự dịch mã thông tin di truyền từ mRNA sang protein: sự bắt cặp chính xác của bộ ba đối mã và bộ ba mã hóa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 17 Câu hỏi

Dựa vào hình 2.6 hãy nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin di truyền từ DNA đến chuỗi polypeptide. Sản phẩm của các giai đoạn đó là loại phân tử nào?

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 2.6

Lời giải chi tiết :

Các giai đoạn:

- Tái bản DNA: sản phẩm là phân tử DNA

- Phiên mã: sản phẩm là phân tử mRNA

- Dịch mã: sản phẩm là chuỗi polypeptide

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK