Trang chủ Lớp 12 SGK Hóa 12 - Cánh diều Chủ đề 7. Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng trang 131, 132, 133 Hóa 12 Cánh diều: Một loại nước chứa nhiều CaCl2, Ca(HCO3)2, MgSO4 có tính cứng nào?...

Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng trang 131, 132, 133 Hóa 12 Cánh diều: Một loại nước chứa nhiều CaCl2, Ca(HCO3)2, MgSO4 có tính cứng nào?...

Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 131: MĐ, CH; Câu hỏi trang 132: LT, VD, Câu hỏi trang 133; Câu hỏi trang 133: BT1, BT2, BT3, BT4, Lý thuyết - Bài 19. Nước cứng và làm mềm nước cứng trang 131, 132, 133 Hóa 12 Cánh diều - Chủ đề 7. Nguyên tố nhóm IA và nhóm IIA. Việc sử dụng nước chứa nhiều cation...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 131 Mở đầu (MĐ)

Việc sử dụng nước chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+ có thể gây tắc ống dẫn nước do tạo cặn CaCO3 và MgCO3 (Hình 19.1)

image

Theo em, làm thế nào để làm giảm nồng độ các cation Ca2+ và Mg2+ trong nguồn nước trước khi sử dụng. Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất hóa học của nguyên tố nhóm IIA.

Lời giải chi tiết :

Có thể loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ bằng cách cho dung dịch soda vào nước chứa ion trên. Khi đó Ca2+ và Mg2+ tạo kết tủa với CO32-. Sau đó loại bỏ kết tủa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 131 Câu hỏi

Một loại nước chứa nhiều CaCl2, Ca(HCO3)2, MgSO4 có tính cứng nào?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phân loại nước cứng.

Tính cứng tạm thời là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và H(HCO3)2.

Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sulfate, chloride của calcium và magnesium.

Tính cứng toàn phần gồm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

Lời giải chi tiết :

Ca(HCO3)2 có tính cứng tạm thời

CaCl2 và MgSO4 có tính cứng vĩnh cửu

Loại nước chứa các loại muối này thuộc tính cứng toàn phần.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 132 Luyện tập (LT)

Viết phương trình hóa học của phản ứng giải thích hiện tượng tắc ống dẫn nước khi sử dụng nước cứng có chứa Mg(HCO3)2.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào sự thủy phân HCO3- trong nước.

Lời giải chi tiết :

HCO3- + OH- \( \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \)CO32- + H2O

Mg2+ + CO32- \( \to \)MgCO3

Do tạo ra kết tủa MgCO3 nên làm tắc ống dẫn nước.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 132 Vận dụng (VD)

Có thể quan sát dấu hiệu của việc sử dụng nước cứng như trong hình dưới đây.

image

Em hãy đề xuất cách kiểm tra nguồn nước đang được sử dụng tại gia đình hoặc địa phương của em có phải nước cứng hay không. Nếu nước có tính cứng, hãy đưa ra biện pháp phù hợp để làm mềm nước cứng.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào phương pháp làm mềm nước cứng.

Lời giải chi tiết :

+ Có thể đun nóng lượng nước, nếu xuất hiện cặn dưới đáy thì nước đó là nước cứng.

+ Có thể thêm một ít lượng Ca(OH)2, nếu có kết tủa trắng thì đó là nước cứng

Biện pháp: Dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4 để loại bỏ ion Mg2+, Ca2+ hoặc các vật liệu trao đổi ion.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 133

Cho dung dịch nước cứng chứa Ca2+ và SO42-. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra khi làm mềm nước cứng bằng cách cho dung dịch soda vào dung dịch nước cứng trên.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất hóa học của nguyên tố IIA.

Lời giải chi tiết :

PTHH: Ca2+ + CO32- \( \to \) CaCO3


Câu hỏi:

Mỗi phát biểu dưới đây đúng hay sai?

(1) Nước cứng là nước chứa nhiều cation Ca2+ và Mg2+

(2) Nước chứa ít hoặc không chứa các cation Ca2+ và Mg2+ được gọi là nước mềm

(3) Soda, nước vôi trong, sodium phosphate có tác dụng làm mềm nước cứng.

(4) Phương pháp trao đổi ion được giảm được cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.

(5) Sự đóng cặn calcium carbonate trong dụng cụ đun nước hay trong đường ống dẫn nước là một dấu hiệu của việc sử dụng nước cứng.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức nước cứng.

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) đúng

(3) đúng, vì soda, nước vôi trong, sodium phosphate giúp loại bỏ ion Ca2+ và Mg2+ (tạo kết tủa)

(4) đúng

(5) đúng


Câu hỏi:

Sử dụng lượng soda phù hợp có thể làm mất tính cứng toàn phần của nước không? Giải thích và minh họa bằng phương trình hóa học của phản ứng (nếu có).

Hướng dẫn giải :

Nước cứng toàn phần gồm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

Lời giải chi tiết :

Có thể dùng lượng soda phù hợp để làm mất đi tính cứng toàn phần. Vì Na2CO3 tạo kết tủa với Ca2+, Mg2+.

PTHH: MgSO4 + Na2CO3 \( \to \)MgCO3 + Na2SO4

CaCl2 + Na2CO3 \( \to \)CaCO3 + 2NaCl


Câu hỏi:

Sau một thời gian sử dụng, bạn Hà phát hiện đáy của ấm đun nước trong nhà có đóng lớp cặn màu trắng, Hà cho rằng đó là calcium carbonate

a) Đề xuất thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán của Hà

b) Nếu lớp cặn là calcium carbonate, hãy:

+ Đề xuất cách tiến hành để loại bớt cation Ca2+ có trong nguồn nước sinh hoạt của nhà bạn Hà trước khi nấu

+ Đề xuất cách tiến hành để làm sạch lớp cặn calcium carbonate ở đáy của ấm đun nước.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào tính chất hóa học của nguyên tố nhóm IIA.

Lời giải chi tiết :

a) Có thể dùng giấm ăn để kiểm chứng dự đoán. Vì giấm ăn có thể hòa tan được calcium carbonate tạo ra bọt khí.

b) Có thể dùng Na2CO3 để tiến hành loại bớt cation Ca2+ có trong nguồn nước sinh hoạt của nhà bạn Hà.

Có thể dùng giấm ăn để tiến hành làm sạch lớp cặn calcium carbonate ở đáy của ấm đun nước.


Câu hỏi:

Hoàn thành các phương trình hóa học dưới đây:

a) 3MgSO4 (aq) + 2Na3PO4(aq) \( \to \)?

b) MgSO4(aq) + Ca(OH)2(aq) \( \to \)?

image

d) Ca(OH)2(aq) + HCl(aq) \( \to \)?

Cho biết phản ứng nào có thể được sử dụng để làm mềm nước cứng.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các phương pháp làm mềm nước cứng.

Lời giải chi tiết :

a) 3MgSO4 (aq) + 2Na3PO4(aq) \( \to \)Mg3(PO4)2 + 3Na2SO4

b) MgSO4(aq) + Ca(OH)2(aq) \( \to \)Mg(OH)2 + CaSO4

c) Ca(HCO3)2(aq) imageCaCO3 + CO2 + H2O

d) Ca(OH)2(aq) + 2HCl(aq) \( \to \)CaCl2 + H2O

Phương trình (a), (c) có thể được sử dụng làm mềm nước cứng


Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK