Hãy chuyển phần viết về văn học từ đầu thế kỉ XX đến nay thành bảng tổng kết với những nội dung dưới đây
Phương pháp tổng hợp
Văn học |
Bối cảnh lịch sử |
Tình hình văn học |
||||
Khái quát chung |
Nội dung |
Nghệ thuật (ngôn ngữ, thể loại) |
Tác giả tiêu biểu |
|||
Đầu thế kỉ XX - 1945 |
Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đã hoàn tất việc xâm chiếm Việt Nam. Xã hội có những chuyển biến sâu sắc trên tất cả các mặt từ chính trị đến kinh tế, văn hóa theo chiều hướng thoắt dần khỏi những ảnh hưởng của xã hội phong kiến để mở rộng tiếp nhận văn hóa, văn minh phương Tây mà trước hết là từ Pháp. Sự xâm chiếm của thực dân Pháp dẫn đến những xung đột (thực dân – thuộc địa), xung đột giai cấp (tư sản – vô sản), xung đột văn hóa (cũ – mới), dẫn đến sự phân hóa thành những khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Ảnh hưởng của tư tưởng vô sản và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản ngày càng mạnh mẽ trong xã hội, nhất là trong giai cấp công nhân và tầng lớp lao động. |
Văn học đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Văn học hình thành hai bộ phận và phân hóa thành nhiều xu hướng: bộ phận văn học hợp pháp, công khai với hai xu hướng chính là văn học hiện thực và văn học lãng mạn, bộ phận văn học bất hợp pháp, không công khai. |
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thời kì này vẫn tiếp tục truyền thống nhân đạo của dân tộc Việt Nam, đồng thời có sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tinh thần dân chủ: sự thức tỉnh về ý thức cá nhân của người cầm bút, đối tượng chủ yếu của văn học là những con người bình thường trong xã hội, cảm thương trước những số phận, phê phán xã hội thực dân |
+ Về ngôn ngữ: sự thayd ổi quan trọng là chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm để trở thành văn tự chủ yếu trong báo chí và trong sáng tác văn học + Về thể loại: những thể loại truyền thống có sự đổi mới với sự xuất hiện của thơ mới, tiểu thuyết, truyện ngắn hiện đại, sự ra đời của những thể loại mới như kịch nói hiện đại, phóng sự, phê bình văn học. |
+ Truyện ngắn của Thạch Lam + Truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao + Tiểu thuyết của vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố |
|
Từ 1945 – nay |
Từ 1947 - 1975 |
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, tiếp đó là sự ra đời của nước Việt Nam, cuộc kháng chiến chống thực dân pháp chín năm gian khổ kết thúc với chiến thắng Điện biên Phủ, hòa bình lập lại, đất nước thống nhất |
Văn học thống nhất về khuynh hướng tư tưởng, về tổ chức, vè quan niệm: văn thơ là vũ khí, nhà văn là chiến sĩ theo đường lối văn nghệ của Đảng. Văn học gắn với vận mệnh đất nước |
Mang cảm hứng chủ đạo là cảm hứng ngợi ca chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai cuộc kháng chiến cứu nước và trong công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân ta. Cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trở thành đặc điểm nổi bật của văn học |
+ Về ngôn ngữ: Kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ mang đậm chất sử thi, giữa hình tượng mạng vẻ đẹp tự nhiên, giản dị với hình tượng mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ + Về thể loại: thơ và văn xuôi đều phát triển, giữa khói lửa chiến tranh, bên cạnh những thể loại xung kích, ngắn gọn, kịp thời như kí, truyện ngắn, vẫn xuất hiện những tác phẩm dài hơn, có dung lượng lớn với các thể loại trường ca, tiểu thuyết, kịch dài. |
Nam Cao, Tô Hoài, Kim Lân, Phạm Tiến Duật,.. |
Từ 1975 – nay |
Thời đại đổi mới đem tới cơ hội tìm đến những chuẩn giá trị mới, cơ hội mở cửa trong quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, xã hội thay đổi về nhiều mặt theo chiều hướng tích cực, làm biến đổi toàn diện hình ảnh đất nước. |
Ca ngợi thắng lợi của cuộc kháng chiến và khẳng định con đường đi lên cách mạng, đồng thời có những tìm tòi , kiến giải mới về hiện thực. Văn học chuyển hướng từ cảm hứng sử thi khi viết về chiến tranh sang cảm hứng thế sự, đời tư, tiếp cận xu hướng hiện đại và hậu hiện đại của văn học thế giới. |
Cảm hứng phê phán trên tinh thần nhân bản trước nhiều mặt trái nảy sinh trong xã hội hoặc hiện thực trước đó thường bị che khuất, thể hiện khát vọng hạnh phúc đời thường, triết lý về nhân sinh, thế sự hoặc lịch sử là những vấn đề nổi bật. |
+ Về ngôn ngữ: đời thường, tự nhiên. Bình dị, trong sáng, làm giàu các giá trị từ ngữ của tiếng Việt + Về thể loại: bút ký, phóng sự, truyện ngắn, tiểu thuyết. |
Nguyễn Minh Châu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Xuân Quỳnh, Thanh Thảo,… |
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK