Khởi động
Nói những điều em biết về các chú bộ đội (trang phục, công việc,...).
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- Các chú bộ đội là những người lính trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và duy trì an ninh. Trang phục của họ thường là quân phục màu xanh đậm, mũ cối, đi giày xanh, có ba lô và chăn, màn, gối do quân đội phát.
- Công việc của các chú bộ đội rất đa dạng, bao gồm bảo vệ biên giới, lãnh thổ, tham gia cứu trợ thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa, và tham gia gìn giữ hòa bình quốc tế…. Họ cũng thực hiện các bài tập quân sự và học tập chính trị để luôn sẵn sàng bảo vệ đất nước. Các chú bộ đội luôn nhận được sự kính trọng và tin tưởng từ nhân dân nhờ sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm cao.
Bài đọc 1
BỘ ĐỘI VỀ LÀNG (Trích) Các anh đi Ngày ấy đã lâu rồi Xóm làng tôi còn nhớ mãi. Các anh đi Bao giờ trở lại Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong... Các anh về mái ấm nhà vui Tiếng hát câu cười Rộn ràng xóm nhỏ Các anh về tưng bừng trước ngõ, Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về. Từ lưng đèo Dốc núi mù che, Các anh về Xôn xao làng tôi bé nhỏ. Nhà lá đơn sơ, Nhưng tấm lòng rộng mở, Nồi cơm nấu dở Bát nước chè xanh Ngôi vui kể chuyện tâm tình bên nhau. (Hoàng Trung Thông) |
Từ ngữ
- Bịn rịn: lưu luyến, không muốn rời xa.
- Đơn sơ: đơn giản và sơ sài.
Tìm những từ ngữ thể hiện nỗi niềm mong nhớ các anh bộ đội của dân làng.
Em đọc đoạn thơ từ đầu đến “Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong” để tìm câu trả lời.
Những từ ngữ thể hiện nỗi niềm mong nhớ các anh bộ đội của dân làng gồm:
- "Nhớ mãi”
- "Bao giờ trở lại”
- "Trai gái vẫn chờ mong”
Bài đọc 2
Không khí xóm làng thay đổi như thế nào khi các anh bộ đội trở về? Hình ảnh nào giúp em cảm nhận được điều đó?
Em đọc đoạn văn từ “Các anh về mái ấm nhà vui” đến hết để tìm câu trả lời.
Không khí xóm làng trở nên vui tươi, rộn ràng và phấn khởi khi các anh bộ đội trở về. Hình ảnh giúp em cảm nhận được điều đó là:
- "Tiếng hát câu cười”
- "Rộn ràng xóm nhỏ”
- "Tưng bừng trước ngõ”
- "Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau”
- "Mẹ già bịn rịn áo nâu vui đàn con ở rừng sâu mới về”
- “Xôn xao làng tôi nhé nhỏ”
- “Những tấm lòng rộng mở”
- “Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau”.
Bài đọc 3
Năm dòng thơ cuối gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gi?
Em đọc năm dòng thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Năm dòng thơ cuối gợi cho em cảm xúc ấm áp, gần gũi và chân thật về tình cảm gia đình, làng xóm. Em cảm nhận được sự giản dị, mộc mạc nhưng đầy tình người trong cuộc sống thường nhật, và sự gắn bó sâu sắc giữa các anh bộ đội và người dân. Hình ảnh "Nhà lá đơn sơ, nhưng tấm lòng rộng mở” và "Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau” làm em nghĩ đến sự đoàn kết, tình cảm chân thành và sự chia sẻ của người dân với các anh bộ đội.
Bài đọc 4
Theo em, người dân đã dành tình cảm gì cho các anh bộ đội? Vì sao?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Người dân đã dành tình cảm yêu thương, kính trọng và biết ơn sâu sắc cho các anh bộ đội. Vì các anh đã hy sinh, cống hiến để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Tình cảm ấy còn được thể hiện qua sự chào đón nồng nhiệt, vui mừng khi các anh trở về, và sự lưu luyến không muốn rời xa.
Bài đọc 5
Nêu chủ đề của bài thơ. Chọn câu trả lời dưới đây hoặc nêu ý kiến của em.
A. Các anh bộ đội cụ Hồ đã để lại ấn tượng rất đẹp với người dân.
B. Tình quân dân thắm thiết, sự gắn bó bền chặt giữa hậu phương và tiền tuyến tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
C. Trong những tháng năm chiến tranh chống giặc xâm lược, mỗi làng quê Việt Nam đều là quê hương của các anh bộ đội.
Em dựa vào nội dung bài thơ để chọn đáp án.
Chủ đề bài thơ: B. Tình quân dân thắm thiết, sự gắn bó bền chặt giữa hậu phương và tiền tuyến tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam.
* Học thuộc lòng bài thơ.
Vận dụng 1
Chọn những từ đồng nghĩa với từ đơn sơ.
đơn giản |
đơn độc |
mộc mạc |
sơ lược |
giản dị |
Em giải nghĩa các từ để trả lời câu hỏi.
Những từ đồng nghĩa với từ đơn sơ: đơn giản, mộc mạc, giản dị.
Vận dụng 2
Đặt 2 – 3 câu với những từ đồng nghĩa mà em đã chọn ở bài tập 1.
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
- Bài toán này rất đơn giản.
- Làng quê mới mộc mạc làm sao.
- Mẹ em ăn mặc rất giản dị.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK