Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị trang 50 SGK Văn 12 Cánh diều
Đọc trước đoạn trích; tìm hiểu thông tin về tác giả Ni-kô-lai Va-li-ê-vích Gô-gôn ( Nikolay Vasilyveich Gogol) và tác phẩm Quan thanh tra.
Tìm hiểu thông tin tác giả, tác phẩm.
*Tác giả:
- Năm sinh: 1809-1852
- Là nhà văn hiện thực lớn của nước Nga và của toàn thế giới thế kỷ XIX.
- Tác phẩm nổi tiếng: truyện ngắn Những buổi tối ở ấp gần làng Đikanka (1831-1832), Miagôrốt (1835), Truyện ngắn về Petecbua,…
- Phong cách sáng tác:
+ Các sáng tác của ông xoay quanh chủ đề về hiện thực và huyền ảo, mang đậm giá trị nhân văn và bài học sâu sắc.
+ Từ trào lưu cổ điển đến trào lưu hiện thực đều được xuất hiện trong mỗi tác phẩm của ông.
+ Tính khí bi quan và bí ẩn được hình thành từ rất sớm trong Gôn-gô, vì thế các sáng tác đều được tác giả chú trọng đến yếu tố này.
*Tác phẩm Quan thanh tra:
- Thể loại: Hài kịch
- Vị trí: Vở kịch gồm 5 hồi, đoạn trích thuộc hồi năm
- Bố cục: Gồm 2 phần:
+ Phần 1: (Lớp VIII): Thực hư về danh tính thật - giả của quan thanh tra.
+ Phần 2: (Lớp cuối cùng): Quan lại và nỗi lo lắng khi có lệnh triệu kiến của quan thanh tra.
- Giá trị nội dung:
+ Châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu, những góc khuất của xã hội
+ Phản ánh hiện thực xã hội bất công, phân chia nhiều tầng lớp trong xã hội
- Giá trị nghệ thuật:
+ Xây dựng tình huống truyện độc đáo
+ Hình ảnh nhân vật được miêu tả chân thực
+ Ngôn từ tinh tế, chọn lọc
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 51 SGK Văn 12 Cánh diều
Điều gì được thông báo? Vì sao chủ sự bưu vụ có được thông tin đó?
Đọc lại phần đầu tác phẩm.
- Điều được thông báo: Klét- xta-cốp – người được mọi người tưởng là quan thanh tra nhưng sự thật lại không phải quan thanh tra
- Chủ sự bưu vụ có được thông tin đó vì có người mang đến nhà Bưu vụ. Nhìn thấy bì thư đề Phố nhà Bưu vụ, chủ sự liền bóc thư ra xem.
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 51 SGK Văn 12 Cánh diều
Thị trưởng phản ứng như thế nào trước khi bức thư được đọc?
Tìm những câu văn thể hiện cảm xúc của thị trường trước khi bức thư được đọc.
Thị trưởng ngạc nhiên, không thể tin thậm chí tức giận, đòi đày chủ Bưu vụ đi Xi-bia trước khi bức thi được đọc
+ “ Sao ông lại dám làm thế?.... […] Sao ông lại dám bóc thư của một vị quan lớn được ủy nhiệm như vậy”
+ “ Sao ông lại dám gọi Ngài là chẳng phải ông cũng chẳng phải thằng”
+ “Ông phải biết Ngài cưới con gái tôi, tôi sẽ trở thành quan to có uy quyền, tôi sẽ đày ông đi Xi- bia, rõ không?”
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 52 SGK Văn 12 Cánh diều
Chú ý nội dung bức thư
Đọc kỹ nội dung bức thư.
Nội dung bức thư của gửi cho nhân vật “ cậu Gỉe lau” viết về quá trình kì lạ của Khlét-xta-cốp khi được mọi người trong thành phố nhầm tưởng là nhân vật Quan thanh tra. Ngoài ra, Khét-xta-cốp cũng nhắc về sự thay đổi trong cuộc sống sau khi được trở thành Quan thanh tra.
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 53 SGK Văn 12 Cánh diều
Thông tin về thị trưởng được nhắc mấy lần?
Đọc lại phần đầu bức thư và trả lời câu hỏi.
Thông tin về thị trưởng được nhắc lại 2 lần. Cụ thể:
+ Lần 1: “Hiện nay, mình ở nhà thị trưởng, ản uống thả cửa , lại tán tỉnh mạnh cả vợ và con gái lão ta…”
+ Lần 2: “Trước hết là thằng thị trưởng, ngu như một con ngựa thiến lông xám”
Trả lời Câu hỏi 5 Đọc hiểu trang 53 SGK Văn 12 Cánh diều
Chú ý thông tin về mỗi nhân vật được viết trong bức thư
Đọc kỹ nội dung bức thư và trả lời câu hỏi.
- Chủ sự bưu vụ: “giống thằng Mi-khê-ép, gác cổng ở bưu vụ như hệt; chắc nó cũng chè rượu và bần tiện như thế”
- Viện trưởng viện tế bần: “ là một con lợn chính cống đội mũ nồi”
- Thị trưởng: “ thằng thị trưởng ngu như một con ngựa thiến lông xám”
- Viên kiểm học “ người sặc mùi hành”
- Chánh án: “ thật hết sức mô-ve-tông”
Trả lời Câu hỏi 6 Đọc hiểu trang 55 SGK Văn 12 Cánh diều
Chỉ ra các lời thoại có màu sắc độc thoại, bàng thoại trong lời đối thoại của thị trưởng?
Đọc lời đối thoại của thị trường và trả lời câu hỏi:
- Lời thoại có màu sắc độc thoại:
+ “ Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuẩn thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy! Ba mươi năm trời, tôi làm….Tổng đốc ấy cũng khôgn đáng kể đâu.”
+ “ Hừ, thằng to đầu mà dại kia! Mày đã nhầm một cục đất, một miếng giẻ rách với nhân vật quan trọng!....rồi thiên hạ còn nhe rằng, vỗ tay hoan hô đó!”
+ “ Hừ…. Tất cả bọn văn sĩ văn siếc ấy, hừ, đồ sâu tằm, đồ ưa tự do khốn khiếp…. Rõ thật khi nào bị trời trừng phạt thì trước hết trời làm mất trí như thế ấy”
Lời thoại có màu sắc bàng thoại:
+ “ Trông này, trông này, cả bàn dân thiên hạ, hết thảy những người tin đạo, mọi người hãy nhìn xem thằng thị trưởng bị lừa này! Nó là đồ ngu ngốc, thằng già ngu ngốc khốn khiếp”
+ “ Các ngài cười gì! Các ngài tự giễu mình đấy!...”
+ “ Cái thằng vớ vẩn ấy giống quan thanh tra ở chỗ nào…. Vậy mà đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra? Trả lời xem nào”
Trả lời Câu hỏi 7 Đọc hiểu trang 56 SGK Văn 12 Cánh diều
Hình dung hành động và tâm trạng của các nhân vật trên sân khấu qua lời chỉ dẫn
Đọc kỹ nội dung Lớp cuối cùng
Qua lời chỉ dẫn sân khấu, các nhân vật được hiện ra với:
- Tâm trạng: kinh ngạc, sợ hãi đến ngỡ ngàng
- Hành động: thốt lên một tiếng kêu thất kinh
Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 56 SGK Văn 12 Cánh diều
Liệt kê ít nhất năm lời chỉ dẫn sân khấu và nêu tác dụng của các chỉ dẫn đó trong việc thể hiện bối cảnh, xung đột, hành động và tâm trạng của nhân vật.
Đọc kĩ đoạn trích
Đọc lại kiến thức về tác dụng của các chỉ dẫn sân khấu
- Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giả, biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) từ đó Lời giải, gợi ý cách bài trí, xử lý âm thanh, ánh sáng, việc vào - ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,...
- Trong đoạn kịch trên, lời chỉ dẫn sân khấu:
+ Thị trưởng ( tức giận)
+ Chủ sự bưu vụ ( đọc)
+ Chủ sự bưu vụ ( giơ lá thư)
+ Chủ sự bưu vụ ( nói tất cả)
+ Ác- tê-mi Phi-líp-pô-vích ( giữ thư lại)
+ Kô- rốp- kin ( đọc)
→ Tác dụng: Giúp cho người đọc hình dung hành động, cử chỉ, thái độ, cảm xúc…. của các nhân vật trong buổi hài kịch. Từ đó thể hiện tính cách của các nhân vật trong hài kịch.
Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 56 SGK Văn 12 Cánh diều
Nêu tình huống và xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra
Đọc đoạn trích từ đó nêu tình huống và xung đột kịch
- Tình huống trong hài kịch là tình thế, hoàn cảnh đặc biệt khiến cho mâu thuẫn, xung đột và tính cách của nhân vật chuyển từ trạng thái tĩnh tiềm ẩn dang trạng thái được bộc lộ. Trong đoạn trích Quan thanh tra, tình huống làm nảy sinh, phát sinh xung đột là việc Chủ sự bưu vụ đọc được bức thư của Khlét-xa-cốp
- Xung đột trong đoạn trích Quan thanh tra: Khi phát hiện sự thật về quan thanh tra, các nhân vật như Chủ sự Bưu vụ, thị trưởng và các nhân vật phụ như Kô-rốp-pin; Ác-tê-mi Phi-líp-pô-vích đã thái độ, cảm xúc khác nhau. Điều đó xây dựng sự xung đột trong tính cách xấu xa có thói hư tật xấu với vẻ ngoài đàng hoàng, giả tạo.
Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 56 SGK Văn 12 Cánh diều
Đặc điểm của nhân vật hài kịch hiện lên trong đoạn trích như thế nào? Em ấn tượng nhất với nhân vật nào? Vì sao?
Đọc lại đoạn trích và trả lời câu hỏi
Từng nhân vật trong đoạn hài kịch được hiện lên đoạn trích vô cùng sinh động với các thói hư tật xấu trái ngược với vẻ ngoài hào nhoáng của mình:
+ Chủ sự bưu vụ coi việc bóc trộm thư từ của nhân dân là thú vui lớn nhất trên đời
+ Ác tê my- viện trưởng viện tế bần thâm hiểm nhưng bề ngoài vẫn nhã nhẵn, tử tế
+ Viên thị trưởng: bề ngoài hào nhoáng, có gia đình hạnh phúc nhưng bên trong lại là người lừa bịp, dối trá “ không có một thằng nhà buôn, một thằng thầu khoán nào có thể bịp được tôi, tôi đã lừa được những thằng đểu giả thạo nghề…”
+ Am-mốt phi-ô đo- rô-vích: trước cảm thấy may mắn vì mình không được nhắc tên nhưng sau đó nghe được dòng thư thì cảm thấy phẫn nộ, sử dụng các lời lẽ thô thiển
→ trái ngược với hình ảnh chức danh vị chánh án.
Em ấn tượng nhất với nhân vật quan thị trưởng. Vì:
+ Trước khi biết được sự thật về quan thanh tra, thị trưởng còn tức giận, không tin với lời nói của chủ sự bưu vụ, bảo vệ danh tính cho quan thanh tra bởi Ngài sẽ cưới con gái thị trưởng và rồi thị trưởng sẽ được trở thành quan to có uy quyền tại nơi đây. Thế nhưng, sau khi đọc được thư, thấy được những dòng thư viết về mình “ ngu như một con ngựa thiến lông xám”, ngài thị trưởng cảm thấy vỡ mộng, choáng váng, không tin được mình đã bị lừa một cách dễ dàng như vậy. Tới cuối cùng, quan thị trưởng đã chấp nhận sự thật rằng mình bị lừa với thái độ tức giận, phẫn nộ tới chê trách chính với bản thân mình “ Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuân thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy…”
+ Nhân vật thị trường đã không từ thủ đoạn: lừa bịp, dối trá; luồn lọt với quan trên hay thậm chí dùng những cách đê tiện và nhục nhã nhất như lợi dụng cả vợ và con gái để tiến thân. Tất cả những nét ấy trong tính cách của thị trưởng đều xuất phát từ ý muốn được giàu sang
→ Đây chính là bộ mặt thật của người đứng đầu thành phố- xấu xa, đê tiện, lừa lọc đầy dối trá. Từ đó thể hiện hình ảnh tiêu biểu cho hình tượng quan lại thời bấy giờ trong xã hội.
Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 56 SGK Văn 12 Cánh diều
Nhân vật tích cực của đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười. Hãy nêu ý kiến của em về quan điểm đó.
Đọc lại tác phẩm và trả lời câu hỏi.
Em đồng ý với ý kiến “Nhân vật tích cực trong đoạn trích Quan thanh tra chính là tiếng cười” vì:
Trong tác phẩm hài kịch, tiếng cười của Gogol không chỉ có mục phản ánh, phê phán hiện thực với các thói hư tật xấu của con người trong xã hội qua hình tượng nhân vật:Khlét-xa-cốp, thị trưởng, chánh án,…Qua tiếng cười ấy, nhà văn muốn khán giả nhìn nhận vào chính bản thân mình, nhìn vào con người bên trong thật sự của chính mình, đưa ra lời cảnh báo cho khán giả về lối sống trống rỗng, không có ý nghĩa hiện tại. Vì thế, “ Quan thanh tra” của Gogol đã chỉ ra con đường khai sáng với nhận thức bản thân mỗi người và tiếng cười hài kịch ấy sẽ sống mãi trong lòng mỗi độc giả.
Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 56 SGK Văn 12 Cánh diều
Thông điệp của đoạn trích là gì? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?
Đọc lại đoạn trích và trả lời câu hỏi
- Đoạn trích “Quan thanh tra” của Gogol đã vạch trần bản chất của bộ máy quan chức cồng kềnh, mục nát dưới chế độ Sa hoàng. Đồng thời, đoạn trích đã châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu, những góc khuất của xã hội. Từ đó, phản ánh hiện thực xã hội bất công, phân chia nhiều tầng lớp trong xã hội
- Thông điệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống hiện nay đặc biệt khi đất nước ngày càng phát triển, vấn đề tham nhũng, quan liêu trở nên vô cùng quan trọng và trở thành một vấn đề thời sự cần được giải quyết.
Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 56 SGK Văn 12 Cánh diều
Hãy chọn một lời thoại mà em ấn tượng nhất. Nhập vai thể hiện lời thoại đó trước lớp.
Đọc lại đoạn trích và tìm ra lời thoại mình ấn tượng nhất.
- Lời thoại em ấn tượng nhất: lời thoại cuối của viên thị trưởng:
“ Sao ấy à? Không, tôi chỉ là một thằng già ngu xuẩn thôi! Một con cừu ngốc nghếch như con nít ấy! Ba mươi năm trời, tôi làm việc quan, không có một thằng nhà buôn… Vậy mà bỗng dưng tất cả đều gào lên: quan thanh tra, quan thanh tra? Hử, đứa nào réo lên đầu tiên cái thằng ấy là quan thanh tra? Trả lời xem nào”
- Chú ý :
+ Thể hiện lại diễn biến thái độ của viên thị trưởng sau khi biết mình bị lừa: từ tức giận, phẫn nộ đến tự trách.
+ Thể hiện đúng các cử chỉ hành động của nhân vật: đập tay lên trán, khoa tay, giậm chân xuống sàn….
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK