Khởi động
Nhan đề bài đọc Người thầy của muôn đời gợi cho em suy nghĩ gì?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Nhan đề bài đọc Người thầy của muôn đời gợi cho em suy nghĩ: Người thầy là người luôn được tôn kính, tôn trọng dù ở bất cứ thời đại nào, thời gian nào. Người dạy ta con chữ thì mãi là thầy của ta mãi mãi về sau.
Bài đọc 1
NGƯỜI THẦY CỦA MUÔN ĐỜI
Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. Cụ đỗ cao nhưng không làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà nhằm truyền bá đạo lý và đào tạo nhân tài cho đất nước. Trường của cụ rất đông học trẻ, có nhiều người trở thành những nhân vật nổi tiếng.
Năm ấy, đến ngày mừng thọ cụ giáo Chu tròn sáu mươi tuổi, từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ. Cụ Chu đội khăn ngay ngắn, mặc áo dài thâm ngồi trên sập. Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý do chính họ sưu tầm và chép lại. Cụ hỏi thăm công việc của từng người, bảo ban các học trò nhỏ, rồi đột nhiên nói:
– Thầy cảm ơn các anh. Bây giờ, thầy muốn mời tất cả các anh theo thầy tới thăm một người mà thầy mang ơn sâu nặng.
Các môn sinh đồng thanh dạ ran. Thế là thầy đi trước, trẻ theo sau. Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, mấy chú tóc để trái đào đi sau cùng. Cụ dẫn học trò đi về cuối làng, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng. Ở hiên trước, một cụ già trên tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ đang ngồi sưởi nắng. Cụ giáo Chu bước vào sân, chắp tay cung kính vái và nói to:
– Lạy thầy! Hôm nay con đem tất cả môn sinh đến tạ ơn thầy.
Cụ già tóc bạc ngước lên, nghiêng đầu nghe. Cụ đã nặng tai. Thầy giáo Chu nói lại thật to câu nói vừa rồi một lần nữa. Thì ra đây là cụ đồ xưa kia đã dạy vỡ lòng cho cụ giáo Chu.
Tiếp sau cụ giáo Chu, các môn sinh lần lượt theo lứa tuổi vái tạ cụ đồ già. Ngày mừng thọ thầy Chu năm ấy, họ được thêm một bài học thấm thía về nghĩa thầy trò.
(Theo Hà An)
Từ ngữ
- Môn sinh (cách gọi cũ): học trò của cùng một thầy.
- Áo dài thâm: áo dài màu đen.
- Sập: giường gỗ, mặt liền với chân.
- Cụ đồ: thầy giáo già dạy chữ Nho thời trước.
Đoạn mở đầu bài đọc giới thiệu những gì về thầy giáo Chu Văn An?
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Đoạn mở đầu bài đọc giới thiệu về thầy giáo Chu Văn An:
- Chu Văn An là một nhà giáo nổi tiếng đời Trần.
- Cụ đỗ cao nhưng không làm quan mà mở trường dạy học ở quê nhà nhằm truyền bá đạo lý và đào tạo nhân tài cho đất nước.
- Trường của cụ rất đông học trẻ, có nhiều người trở thành những nhân vật nổi tiếng.
Bài đọc 2
Tìm những chi tiết cho thấy các môn sinh rất kính trọng cụ giáo Chu.
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Những chi tiết cho thấy các môn sinh rất kính trọng cụ giáo Chu:
- Đến ngày mừng thọ cụ giáo Chu tròn sáu mươi tuổi, từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ.
- Mấy học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý do chính họ sưu tầm và chép lại.
Bài đọc 3
Hình ảnh cụ giáo Chu dẫn theo các môn sinh tới thăm người thầy dạy vỡ lòng của cụ nói lên điều gì?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Hình ảnh cụ giáo Chu dẫn theo các môn sinh tới thăm người thầy dạy vỡ lòng của cụ nói lên: cụ Chu cũng là người rất tôn sư trọng đạo. Giống như những môn sinh đến thăm mình, cụ Chu cũng muốn đến thăm người thầy của chính mình. Cụ hiểu để có được bản thân của hiện tại, dạy dỗ và mang đến thành công cho nhiều người trò là nhờ người thầy đã dạy cho cụ ngày xưa. Cụ luôn biết ơn và ghi nhớ vì vậy cụ mong muốn các môn sinh của mình cũng biết và tôn trọng người thầy vỡ lòng của cụ.
Bài đọc 4
Những hành động nào thể hiện tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy của mình?
Em đọc đoạn văn từ “Cụ giáo Chu bước vào” đến “dạy vỡ lòng cho cụ giáo Chu” để tìm câu trả lời.
Những hành động thể hiện tình cảm của cụ giáo Chu đối với người thầy của mình là: chắp tay cung kính vái và nói to; khi cụ nặng tai không nghe rõ thì thầy Chu nói lại thật to câu nói vừa rồi một lần nữa.
Bài đọc 5
Em học được điều gì từ câu chuyện trên?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Em học được truyền thống tôn sư trọng đạo từ câu chuyện trên.
Vận dụng 1
Tìm các câu ghép trong đoạn văn sau:
(1) Các môn sinh đồng thanh dạ ran. (2) Thế là thầy đi trước, trò theo sau. (3) Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, mấy chú tóc để trái đào đi sau cùng. (4) Cụ dẫn học trò đi về cuối làng, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng.
Em đọc kĩ đoạn văn để tìm các câu ghép.
Các câu ghép:
- (2) Thế là thầy đi trước, trò theo sau.
- (3) Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, mấy chú tóc để trái đào đi sau cùng.
- (4) Cụ dẫn học trò đi về cuối làng, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng.
Vận dụng 2
Xác định các vế câu trong những câu ghép tìm được ở bài tập 1 và cho biết chúng được nối với nhau bằng cách nào.
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Câu ghép |
Vế 1 |
Vế 2 |
Vế 3 |
Cách nối các vế câu |
(2) Thế là thầy đi trước, trò theo sau. |
thầy đi trước |
trò theo sau. |
Dấu phẩy |
|
(3) Các anh có tuổi đi ngay sau thầy, người ít tuổi hơn nhường bước, mấy chú tóc để trái đào đi sau cùng. |
Các anh có tuổi đi ngay sau thầy |
người ít tuổi hơn nhường bước, |
mấy chú tóc để trái đào đi sau cùng. |
Dấu phẩy |
(4) Cụ dẫn học trò đi về cuối làng, đến một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng. |
Cụ dẫn học trò đi về cuối làng |
một ngôi nhà tranh đơn sơ nhưng sáng sủa, ấm cúng. |
Từ ngữ nối |
Vận dụng 3
Đặt một câu ghép nói về tình cảm của em đối với thầy cô giáo.
Em suy nghĩ và đặt câu phù hợp.
Em rất biết ơn thầy cô giáo vì thầy cô đã dạy dỗ em nên người.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK