1.77.
Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về bề mặt trao đổi khí ở động vật? A. Cấu trúc bề mặt trao đổi khí liên quan đến môi trường sống của động vật. B. Quá trình trao đổi khí diễn ra khi có sự chênh lệch phân áp O2 và CO2 giữa hại phía của bề mặt trao đổi khí. C. Bề mặt trao đổi khí có diện tích lớn và có nhiều mao mạch. D. Bề mặt trao đổi khí thường dày vì tốc độ khuếch tán O2 tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt trao đổi khí. |
Đặc điểm bề mặt trao đổi khí ở động vật
D. Bề mặt trao đổi khí thường dày vì tốc độ khuếch tán O2 tỉ lệ thuận với độ dày của bề mặt trao đổi khí.
1.78.
Các loài nào sau đây trao đổi khí chủ yếu qua bề mặt cơ thê? (1) Châu chấu (2) Thuỷ tức (3) Ếch, nhái trưởng thành (4) Cá sấu (5) Cá heo (7) Tôm (8) Giun đất A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (8) C. (2), (3) và (5) D. (3), (4) và (8) |
Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể
B. (2), (3) và (8)
1.79.
Nhận định nào sau đây về hô hấp ở cá là đúng? A. Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi cung mang có nhiều phiến mang. B. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang. C. Cá có thể lấy được ít O2 trong nước khi nước đi qua mang vì dòng nước chảy qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch cùng chiều với nhau. D. Khi cá hít vào, dòng nước chảy qua mang mang theo máu giàu CO2 khi cá thở ra, dòng máu giàu O2 được đẩy ra ngoài. |
Lý thuyết hô hấp ở cá
Diện tích trao đổi khí ở mang cá lớn vì mang có nhiều cung mang, mỗi cung mang có nhiều phiến mang
1.80. Khi nói về trao đổi khí ở côn trùng, nhận định nào sau đây là đúng?
A. Ống khí không có sự phân nhánh nên O, được hấp thụ trực tiếp từ lỗ thở vào tế bào. B. Ống khí của côn trùng có hệ thống mao mạch dày đặc bao quanh. C. Không khí giàu O2 khuếch tán qua lớp biểu bì mỏng bên ngoài cơ thể. D. Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể. |
Lý thuyết trao đổi khí qua hệ thống ống khí
D. Không khí giàu O2 khuếch tán qua các lỗ thở vào ống khí rồi đến mọi tế bào của cơ thể.
1.81.
Nhận định nào sau đây về quá trình trao đổi khí ở chim là đúng? A. Phổi có số lượng phế nang lớn nhất trong các loài động vật nên khi hít vào không khí đi từ khí quản đến trực tiếp tế bào. B. Chim có hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi. C. Khi hít vào, các túi khí đầy không khí vào phổi nên phổi đầy không khí, các túi khí xẹp. D. Khi thở ra, các túi khí căng đây không khí. |
Lý thuyết trao đổi khí qua hệ thống túi khí
B. Chim có hệ thống túi khí nên khi hít vào và thở ra đều có không khí giàu O2 đi qua phổi.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK