Khởi động
Chia sẻ những điều em biết về một số phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước.
Em dựa vào kiến thức của bản thân để trả lời câu hỏi.
Em dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
Một số phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước: thuyền, bè, ca nô, thuyền thúng, ghe,…
Bài đọc 1
XUỐNG BA LÁ QUÊ TÔI
Gọi là xuồng ba lá vì xuồng được ghép bởi ba tấm ván: hai tấm ván be và một tấm ván đáy. Để xuồng được vững chắc, người ta dùng những chiếc "cong” đóng vào bên trong lòng xuồng, tạo thành bộ khung hình xương cá.
Xuồng ba lá là phương tiện di chuyển gắn liền với miền sông nước quê tôi. Tôi vẫn nhớ những sáng nội chèo xuồng mang cho tôi mấy cái bánh lá dừa, giỏ cua đồng mà nội vừa bắt được. Nhớ những chiều chị tôi chèo xuồng dọc triền sông, bẻ bông điên điển đầy rổ mang về cho má nấu canh chua. Những chuyến xuồng xuôi ngược đã in đậm trong tiềm thức mỗi người dân Nam Bộ.
Từ độ cha ông đi mở cõi, xuồng là “đôi chân của người dân Nam Bộ”. Những năm tháng quê hương bị bom cày, đạn xới, xuồng cùng nhân dân bám trụ, giữ xóm, giữ làng. Xuồng chở lương thực tiếp tế cho bộ đội. Xuồng đưa du kích qua sông, len sâu vào khu căn cứ kháng chiến,...
Đất nước thanh bình, xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường. Xuồng ngược xuôi miền chợ nổi. Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa. Xuồng rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới. Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước tỏa đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.
(Theo Nguyễn Chí Ngoan)
Từ ngữ
Xuồng: thuyền nhỏ, không có mái che.
Tác giả đã giới thiệu thế nào về xuồng ba lá?
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Tác giả đã giới thiệu về xuồng ba lá: Gọi là xuồng ba lá vì xuồng được ghép bởi ba tấm ván: hai tấm ván be và một tấm ván đáy.
Bài đọc 2
Xuồng ba lá gợi nhớ những kỉ niệm nào của tác giả với người thân?
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
Xuồng ba lá gợi nhớ những kỉ niệm của tác giả với người thân:
- Những sáng nội chèo xuồng mang cho tác giả mấy cái bánh lá dừa, giỏ cua đồng mà nội vừa bắt được.
- Những chiều chị tác giả chèo xuồng dọc triền sông, bẻ bông điên điển đầy rổ mang về cho má nấu canh chua.
Bài đọc 3
Từ xưa, chiếc xuồng đã gắn bó thế nào với người dân vùng sông nước?
- Thuở cha ông đi mở cõi
- Những năm tháng chiến tranh
Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.
- Thuở cha ông đi mở cõi: xuồng là “đôi chân của người dân Nam Bộ”.
- Những năm tháng chiến tranh: xuồng cùng nhân dân bám trụ, giữ xóm, giữ làng. Xuồng chở lương thực tiếp tế cho bộ đội. Xuồng đưa du kích qua sông, len sâu vào khu căn cứ kháng chiến,...
Bài đọc 4
Hình ảnh xuồng ba lá hiện ra như thế nào trong cuộc sống thanh bình hiện nay?
Em đọc đoạn văn cuối cùng của bài đọc để tìm câu trả lời.
Hình ảnh xuồng ba lá hiện ra trong cuộc sống thanh bình hiện nay:
- Xuồng ba lá lại trở về cuộc sống đời thường.
- Xuồng ngược xuôi miền chợ nổi.
- Xuồng lướt nhanh trên cánh đồng rì rào sóng lúa.
- Xuồng rộn ràng những đêm giăng câu, thả lưới.
- Và mỗi sớm mai, trên nhánh sông quê, những chiếc xuồng ba lá theo dòng nước tỏa đi, chở đầy ước mơ, khát vọng của tình đất, tình người phương Nam.
Bài đọc 5
Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về cảnh vật và con người phương Nam?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bài đọc giúp em hiểu thêm cảnh vật nơi phương Nam rất đẹp đẽ và bình yên, con người phương Nam chăm chỉ, tình cảm, gắn bó và có tình có nghĩa cùng chung sống với nhau.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK