Cho đề bài sau:
Từ truyện “Hương cuội” (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta đối với những giá trị văn hoá của dân tộc.
a) Dựa vào mục 2. Thực hành trong SGK (trang 94), em hãy tìm ý và lập dàn ý cho đề bài trên.
b) Chọn một ý trong dàn ý đã lập được để viết thành một đoạn văn, xác định người em “đóng vai” để viết, người đọc giả định, sử dụng cách xưng hô và giọng điệu cho phù hợp.
Dựa vào mục 2. Thực hành trong SGK (trang 94), để tìm ý và lập dàn ý sau đó lựa chọn để viết đoạn văn.
a. Tìm ý và lập dàn ý:
Để tìm ý và lập dàn ý cho đề bài “Từ truyện Hương cuội (Nguyễn Tuân), em hãy bàn về một (hoặc một số) thái độ cần có của chúng ta đối với những giá trị văn hoá của dân tộc”, HS cần đọc kỹ lại văn bản, hướng dẫn trong SGK về cách viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học cũng như các tài liệu tham khảo nếu có.
– Tìm ý: HS đặt ra các câu hỏi sau đây để tìm ý:
+ Giá trị văn hoá của dân tộc là gì?
+ Truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân đề cập những giá trị văn hoá nào? Những giá trị ấy có ý nghĩa gì? Nhà văn đã thể hiện thái độ gì đối với những giá trị đó?
+ Chúng ta có những giá trị văn hoá nào? Những giá trị đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Chúng ta cần có những thái độ như thế nào để giữ gìn và phát huy ý nghĩa của những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay?
– Lập dàn ý: HS tham khảo cách sắp xếp ý của bài viết như sau:
A/ Mở bài:
Giới thiệu truyện Hương cuội (Nguyễn Tuân) và nêu thái độ cần có của em đối với những giá trị văn hoá của dân tộc.
B/Thân bài:
+ Giải thích: giá trị văn hoá của dân tộc.
+ Những giá trị văn hoá của dân tộc được đề cập trong truyện Hương cuội của Nguyễn Tuân; ý nghĩa của những giá trị đó; thái độ của nhà văn đối với những giá trị đó.
+ Một số giá trị văn hoá nổi bật của dân tộc ta và ý nghĩa của chúng.
+ Thái độ cần có của chúng ta để giữ gìn và phát huy ý nghĩa của những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay.
C/ Kết bài: Khẳng định lại thái độ tích cực của nhà văn Nguyễn Tuân đối với những giá trị văn hoá của dân tộc và nhấn mạnh thái độ cần có của chúng ta ngày nay về vấn đề này.
b. Viết đoạn văn cho ý: Chúng ta cần có những thái độ như thế nào để giữ gìn và phát huy ý nghĩa của những giá trị đó trong cuộc sống hôm nay?
Đoạn văn tham khảo:
Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa trong thời hội nhập là công việc của mọi nhà, của mọi người và toàn xã hội. Mỗi người chúng ta hãy có ý thức giữ gìn những nét đẹp văn hoá của dân tộc mình, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay. Việc giữ gìn những giá trị văn hoá tốt đẹp phải bắt đầu từ việc giữ gìn truyền thống của mỗi gia đình, mỗi địa phương, vùng miền cụ thể. Và mỗi nét đặc sắc trong văn hoá của hơn năm mươi dân tộc anh em sẽ làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng, đậm đà bản sắc. Mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của văn hoá dân tộc dù có đi đâu, sống ở nơi nào, con người đó vẫn luôn là người dân nước Việt. Cần phải kế thừa phát huy nhưng đồng thời cũng phải phát triển nó lên bằng cách kết hợp có lựa chọn với những yếu tố văn hoá mới tích cực. Từ đó hình thành một nền văn hoá Việt Nam vừa truyền thống, vừa hiện đại, đa dạng, vừa thống nhất, đảm bảo được yêu cầu "hoà nhập nhưng không hoà tan” trong một thời đại mới. Thực hiện điều này là trọng trách, là nghĩa vụ của mỗi công dân, của mỗi thanh, thiếu niên hôm nay.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK