Khởi động
Giới thiệu về trang phục truyền thống của một dân tộc trên đất nước ta.
G:
- Em muốn giới thiệu về trang phục truyền thống của dân tộc nào?
- Trang phục đó có điểm gì đặc sắc (chất liệu, màu sắc,...)?
Em dựa vào hiểu biết của bản thân và gợi ý để trả lời câu hỏi.
Dân tộc Thái sinh sống phân tán ở nhiều vùng miền khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam. Người Thái được chia thành 2 nhóm: Thái đen và Thái Trắng. Mặc dù có những khác biệt về văn hóa và phong tục, nhưng trang phục truyền thống họ vẫn có những điểm chung giữa 2 nhóm này. Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái được thiết kế thanh thoát để tôn vinh nét đẹp dịu dàng của người con gái Thái.
Bộ trang phục truyền thống dân tộc của người Thái sẽ có: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), cùng với các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.
Trang phục truyền thống dân tộc Thái thường ưa chuộng các họa tiết như hình Mặt Trời, hoa lá, rồng… Áo được may khéo léo ôm sát cơ thể. Khi kết hợp váy áo với thắt lưng và khăn Piêu, cùng một vài trang sức bằng bạc, bộ trang phục thêm phần xinh xắn và thu hút. Màu sắc phổ biến thường được sử dụng trên trang phục là màu chàm, tạo nên sự hòa hợp với sắc xanh thiên nhiên.
Bài đọc 1
VŨ ĐIỆU TRÊN NỀN THỔ CẨM
Dân tộc Cơ-tu cư trú ở núi rừng Trường Sơn còn bảo lưu nhiều di sản văn hóa độc đáo. Một trong những di sản đó là nghề dệt thổ cẩm. Bộ trang phục cổ truyền của dân tộc Cơ-tu được làm từ thổ cẩm luôn rực rỡ bởi những hoa văn dệt bằng hạt cườm. Trong đó, nổi bật nhất là hoa văn da dá, mô phỏng diệu múa Da dá.
Điệu múa Da dá là một trong những điệu múa cổ xưa nhất của phụ nữ Cơ-tu. Đây là điệu múa cầu mưa, thường được thực hiện trong các lễ hội cộng đồng của người Cơ-tu. Khi múa, đôi tay của người phụ nữ xoè lên trời như để cầu xin và đón nhận hạt lúa từ thần linh.
Điệu múa Da dá đã được thợ dệt Cơ-tu khắc hoạ một cách sống động thành hoa văn trên nền thổ cẩm truyền thống. Bằng đôi tay khéo léo, người thợ dệt đã đính những hạt cườm trắng vào nền vải thô rám, tạo thành hoa văn da dá, trang trí trên váy, áo của phụ nữ.
Với vẻ đẹp mang đậm sắc thái tộc người, hoa văn da dá thực sự góp phần làm cho di sản trang phục của đồng bào Cơ-tu thêm giá trị.
(Theo Trần Tấn Vịnh)
Từ ngữ
- Thổ cẩm: loại vải của một số dân tộc thiểu số, dệt bằng sợi có nhiều màu sặc sở.
- Hoa văn: hình vẽ trang trí trên các đồ vật.
- Di sản: sản phẩm vật chất và tinh thần của thời trước để lại.
Hoa văn trên bộ trang phục cổ truyền của người Cơ-tu có những điểm gì độc đáo?
Em đọc đoạn văn đầu tiên của bài đọc để tìm câu trả lời.
Hoa văn trên bộ trang phục cổ truyền của người Cơ-tu có những điểm độc đáo là:
- Được làm từ thổ cẩm luôn rực rỡ bởi những hoa văn dệt bằng hạt cườm.
- Nổi bật nhất là hoa văn da dá, mô phỏng diệu múa Da dá.
Bài đọc 2
Phụ nữ Cơ-tu múa điệu Da dá như thế nào và để làm gì?
Em đọc đoạn văn thứ hai của bài đọc để tìm câu trả lời.
- Khi múa, đôi tay của người phụ nữ xoè lên trời như để cầu xin và đón nhận hạt lúa từ thần linh.
- Đây là điệu múa cầu mưa, thường được thực hiện trong các lễ hội cộng đồng của người Cơ-tu.
Bài đọc 3
Hoa văn da dá trên váy, áo đã được những người thợ dệt Cơ-tu thực hiện như thế nào?
Em đọc đoạn văn thứ ba của bài đọc để tìm câu trả lời.
Hoa văn da dá trên váy, áo đã được những người thợ dệt Cơ-tu thực hiện: Bằng đôi tay khéo léo, người thợ dệt đã đính những hạt cườm trắng vào nền vải thô rám, tạo thành hoa văn da dá, trang trí trên váy, áo của phụ nữ.
Bài đọc 4
Vì sao nói hoa văn da dá mang đậm sắc thái tộc người Cơ-tu? Chọn những đáp án đúng.
A. Vì nó mô phỏng điệu múa cầu mưa của phụ nữ Cơ-tu.
B. Vì nó khắc hoạ điệu múa cầu mùa của phụ nữ Cơ-tu.
C. Vì nó được trang trí trên trang phục truyền thống của người Cơ-tu.
D. Vì nó là sản phẩm của những người thợ dệt Cơ-tu.
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Nói hoa văn da dá mang đậm sắc thái tộc người Cơ-tu vì:
B. Vì nó khắc hoạ điệu múa cầu mùa của phụ nữ Cơ-tu.
C. Vì nó được trang trí trên trang phục truyền thống của người Cơ-tu.
Bài đọc 5
Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua bài đọc?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Tác giả muốn nói: Mỗi dân tộc đều có một bản sắc văn hóa riêng vì vậy cần biết tôn trọng và tự hào về sản vật, trang phục, văn hoá, truyền thống của mỗi dân tộc. Đồng thời sống chan hoà và hiểu về văn hoá lẫn nhau, giúp văn hoá cộng đồng chung thêm phong phú, đa giá trị.
Vận dụng 1
Tra từ điển để tìm nghĩa của mỗi từ dưới đây:
- cổ truyền
- cổ vật
Em sử dụng từ điển để tra từ.
– cổ truyền (tính từ): từ xưa truyền lại, vốn có từ xưa. Ví dụ: nhạc cổ truyền; tổ chức lễ cưới theo phong tục cổ truyền.
– cổ vật (danh từ): vật được chế tạo từ thời cổ, có giá trị văn hoá, nghệ thuật, lịch sự nhất định. Ví dụ: sưu tầm cổ vật, viện bảo tàng có nhiều cổ vật.
Vận dụng 2
Tìm thêm 3 từ có tiếng cổ với nghĩa “thuộc về thời xa xưa”.
Em suy nghĩ và tìm từ theo yêu cầu.
3 từ có tiếng cổ với nghĩa “thuộc về thời xa xưa”: cổ xưa, cổ kính, đồ cổ, cổ thụ,…
Vận dụng 3
Tìm từ có tiếng cổ thay cho bông hoa trong mỗi câu dưới đây:
(1) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam toạ lạc trên phố Tràng Tiền (Hà Nội), giữa một vườn cây * đã hàng trăm năm tuổi. (2) Đó là một toà nhà * có kiến trúc kết hợp Đông - Tây tuyệt đẹp. (3) Tại đây trưng bày rất nhiều các hiện vật liên quan đến lịch sử của Việt Nam từ thời * đến hiện đại, trong đó có những * rất có giá trị như: rìu đá Phùng Nguyên, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng,...
Theo Hoàng Anh
Em đọc kĩ đoặn văn để điền từ thích hợp.
(1) Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam toạ lạc trên phố Tràng Tiền (Hà Nội), giữa một vườn cây cổ thụ đã hàng trăm năm tuổi. (2) Đó là một toà nhà cổ kính có kiến trúc kết hợp Đông - Tây tuyệt đẹp. (3) Tại đây trưng bày rất nhiều các hiện vật liên quan đến lịch sử của Việt Nam từ thời cổ xưa đến hiện đại, trong đó có những cổ vật rất có giá trị như: rìu đá Phùng Nguyên, trống đồng Đông Sơn, cọc gỗ Bạch Đằng,...
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK