Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục thể chất 11 - Cánh diều Chủ đề 3: Kĩ thuật bỏ nhỏ và chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu Bài 2: Kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay và chiến thuật phân chia khu vực theo đường trung tâm: Chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu theo đường trung tâm được áp dụng như thế nào trong...

Bài 2: Kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay và chiến thuật phân chia khu vực theo đường trung tâm: Chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu theo đường trung tâm được áp dụng như thế nào trong...

Giải bài 2: Kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay và chiến thuật phân chia khu vực theo đường trung tâm SGK Giáo dục thể chất 11 - Cánh diều. Chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu theo đường trung tâm được áp dụng như thế nào trong thi đấu cầu lông?...

Câu hỏi:

Câu 1

Câu 1 (Trang 49, SGK giáo dục thể chất 11 môn cầu lông ):

Chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu theo đường trung tâm được áp dụng như thế nào trong thi đấu cầu lông?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 2. Chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu theo đường trung tâm trong thi đấu môn cầu lông (SGK trang 44)

- Chỉ ra những trường hợp áp dụng chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu theo đường trung tâm

Lời giải chi tiết :

- Được áp dụng trong những tình huống phòng thủ, hai cầu thủ có trình độ ngang nhau, đặc biệt là trong thi đấu đôi nam nữ

- Trong đó hai cầu thủ phối hợp di chuyển theo khu vực bên trái và bên phải của đường trung tâm để đánh cầu

- Các cầu thủ sẽ di chuyển và đánh những quả cầu do đối phương đánh sang có điểm rơi ở sân mình đảm nhiệm


Câu hỏi:

Câu 2

Câu 2 (Trang 49, SGK giáo dục thể chất 11 môn cầu lông ):

Hãy nêu một số điểm cần chú ý khi tập luyện kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay và cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay với kỹ thuật bỏ nhỏ thuận tay.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần 1. Kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay (SGK trang 43)

- Chỉ ra những điểm cần chú ý khi thực hiện kỹ thuật và điểm giống , khác nhau giữa hai kỹ thuật

Lời giải chi tiết :

- Những điểm cần chú ý khi tập luyện kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay: Đảm bảo vị trí đặt chân trước phù hợp với khoảng cách đánh cầu; lựa chọn vị trí tiếp xúc cầu phù hợp và đánh cầu bằng mặt trái vợt; dùng lực căng tay đánh cầu.

- Điểm giống nhau giữa kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay với kỹ thuật bỏ nhỏ thuận tay

+ TTCB: Hai chân đứng song song, trọng lượng cơ thể dồn đều vào hai chân, thân người hơi đổ về trước, tay phải cầm vợt, tay trái để tự nhiên, mắt nhìn hướng cầu đến

- Điểm khác nhau giữa kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay với kỹ thuật bỏ nhỏ thuận tay

* Kỹ thuật bỏ nhỏ trái tay:

+ Trường hợp áp dụng: Là kỹ thuật thường được sử dụng để đánh những đường cầu ngắn, gần lưới bên tay không thuận

+ Thực hiện: Từ TTCB, di chuyển đến vị trí câu rơi, ở bước cuối cùng, chân phải bước dài ra trước, chếch sang bên trái, khuỵu gối, cả bàn chân tiếp xúc mặt sân, trọng lượng cơ thể dồn vào chân phải. Chân trái tiếp xúc mặt sân bằng nửa trước bàn chân, tay phải cầm vợt đưa lên cao, ra trước sang bên trái, đầu vợt hướng sang bên trái, mặt trái vợt hướng về phía trước và hơi ngửa ra sau, tay trái để tự nhiên .Khi đánh cầu, thân người vươn về phía trước, hơi nghiêng sang trái, tay phải duỗi nhẹ ra trước, xuống dưới, dùng lực duỗi của căng tay, di chuyển mặt vợt về phía trước, xuống dưới tiếp xúc nhẹ vào phần đế cầu, đánh cầu đi. Điểm tiếp xúc cầu ở vị trí chếch trước, trên cao bên trái, cách thân người khoảng một cánh tay (từ 0,8-1 m)

+ Kết thúc: Dừng nhanh cẳng tay, thân người hướng theo hướng đánh cầu.

*Kỹ thuật bỏ nhỏ thuận tay

+ Trường hợp áp dụng: Là kỹ thuật thường được sử dụng để đánh những đường cầu ngắn, gần lưới bên tay thuận

+ Thực hiện: Từ TTCB, di chuyển đến vị trí cầu rơi, ở bước cuối cùng, chân phải bước chếch dài ra trước, sang bên phải, khuỵu gối, cả bàn chân tiếp xúc mặt sân, trọng lượng cơ thể dồn vào chân phải. Chân trái tiếp xúc mặt sân bằng nửa trước bàn chân, tay phải cầm vợt đưa lên cao, ra trước sang bên phải, mặt vợt hơi ngửa ra sau, tay trái để tự nhiên. Khi đánh cầu, thân người đưa vươn về phía trước, hơi nghiêng sang phải; tay phải duỗi nhẹ ra trước, mặt vợt hơi ngửa ra sau, dùng lực duỗi của cẳng tay di chuyển mặt vợt về phía trước, tiếp xúc nhẹ vào phần đế cầu, đánh cầu đi. Điểm tiếp xúc cầu ở vị trí chếch trước, trên cao bên tay phải, cách thân người khoảng một cánh tay ( từ 0,8 -1m)

+ Kết thúc: Cánh tay và cẳng tay duỗi thẳng, trọng lượng cơ thể dồn vào chân phải, thân người hướng theo hướng đánh cầu

Dụng cụ học tập

Để học môn này, chúng ta cần trang phục thể dục, giày thể thao, vợt, bóng và các dụng cụ thể thao khác theo yêu cầu từng bài học.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Giáo dục thể chất là một môn học được giảng dạy trong nhà trường, nhằm phát triển thể chất và sức khỏe của học sinh. Môn học này bao gồm các hoạt động thể dục thể thao như: - Thể dục: Các bài tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng phối hợp của cơ thể.

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK