Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Kết nối tri thức Tuần 21. Vẻ đẹp cuộc sống Bài 5: Viết đoạn văn tả người trang 28 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức: Người được tả trong mỗi đoạn văn là ai?...

Bài 5: Viết đoạn văn tả người trang 28 Tiếng Việt 5 tập 2 Kết nối tri thức: Người được tả trong mỗi đoạn văn là ai?...

Em đọc kĩ các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Giải Câu 1, 2; Vận dụng: 1, 2 - Bài 5: Viết đoạn văn tả người trang 28 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Kết nối tri thức - Tuần 21. Vẻ đẹp cuộc sống. Đọc các đoạn văn dưới dây và trả lời câu hỏi. a. Ông nội của Nhụ đã tám mươi tuổi, nhưng vóc người vẫn gọn và chắc, dáng đi dứt khoát như một ngọn sóng...

Câu 1

Đọc các đoạn văn dưới dây và trả lời câu hỏi.

a. Ông nội của Nhụ đã tám mươi tuổi, nhưng vóc người vẫn gọn và chắc, dáng đi dứt khoát như một ngọn sóng. Ông có nước da nâu sẫm, ghi dấu ấn của cả một đời chèo thuyền trên mặt biển. Mỗi khi kết thúc một câu nói, ông thường dùng tiếng “hầy”. Đó là tiếng hộ chèo thuyền của người dân chài xưa lúc trời sắp có dông. Ông thường ra hiệu bằng mắt và bằng tay. Ở trên biển thì đó là một điều rất bình thường. Nhưng ở nhà, ông cũng “nói” theo cách đó. Dần dần, con cháu cũng quen.

(Theo Trần Nhuận Minh)

b. Mẹ dẫn tôi về thăm ngoại. Nghe tiếng tôi từ ngoài ngõ, ngoại lập cập chạy ra cửa, dang hai tay đón tôi ngả vào. Ngoại mừng vui đến nỗi không ngăn được những giọt nước mắt rơi trên đôi má nhăn nheo. Ngoại ôm chặt tôi vào lòng, rồi ngoại dẫn tôi ra sau vườn, cho tôi tự tay hái những trái bưởi, trái xoài vàng ươm trên những cành chỉ là đà ngang mắt tôi. Tôi biết là ngoại để dành những trái cây sà thấp xuống như thế cho tôi về hái.

(Theo Lê Văn Trường)

image

c. Chị Hà là một thành viên trong đoàn thanh niên của huyện đến giúp xã tôi chống úng ở cánh đồng chuẩn bị cấy giống lúa mới. Trông chị thật xinh tươi: nước da trắng, môi hồng, tóc mai dài vắt cong lên như một dấu hỏi lộn ngược. Trên má chị có vài nốt tàn nhang. Mỗi khi chị cười, nốt tàn nhang lặn đi trên gò má đỏ ửng. Chị cười nói nhiều, chắc tính chị vốn sôi nổi, cũng có thể là vì hào hứng với chuyến đi giúp bà con xã tôi nên chị vui như thế.

(Theo Bùi Hiển)

– Người được tả trong mỗi đoạn văn là ai?

– Những từ ngữ nào làm nổi bật đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động của người đó?

– Trong mỗi đoạn văn, chi tiết nào gây ấn tượng với em?

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ các đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết :

– Trong mỗi đoạn văn, người được tả là:

+ Đoạn văn a: Ông nội của Nhụ.

+ Đoạn văn b: Bà ngoại của bạn nhỏ.

+ Đoạn văn c: Chị Hà, thành viên trong đoàn thanh niên của huyện.

– Những từ ngữ làm nổi bật đặc điểm ngoại hình hoặc hoạt động của người đó là:

+ Đoạn văn a: gọn, chắc, dáng đi dứt khoát, da nâu sẫm, tiếng hô “hầy”, ra hiệu bằng mắt và tay.

+ Đoạn văn b: lập cập chạy, dang hai tay, đôi má nhăn nheo, ôm chặt, tự tay hái.

+ Đoạn văn c: xinh tươi, nước da trắng, môi hồng, tóc mai dài vắt cong, vài nốt tàn nhang, gò má đỏ ửng, cười nói nhiều, sôi nổi.

– Trong mỗi đoạn văn, chi tiết gây ấn tượng với em là:

+ Đoạn văn a: Mỗi khi kết thúc một câu nói, ông thường dùng tiếng “hầy”.

+ Đoạn văn b: Nghe tiếng tôi từ ngoài ngõ, ngoại lập cập chạy ra cửa, dang hay tay đón tôi ngả vào.

+ Đoạn văn c: Trông chị thật xinh tươi: nước da trắng, môi hồng, tóc mai dài vắt cong lên như một dấu hỏi lộn ngược.


Câu 2

Dựa vào dàn ý trong hoạt động Viết ở Bài 4, viết đoạn văn tả một người thân trong gia đình em hoặc một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp.

Hướng dẫn giải :

Em viết đoạn văn tả một người thân trong gia đình em hoặc một người đã để lại cho em những ấn tượng tốt đẹp dựa vào dàn ý trong hoạt động Viết ở Bài 4.

Lời giải chi tiết :

Ngày hôm qua, lúc cùng bố mẹ đi chơi ở công viên, em đã gặp một người nghệ sĩ đường phố. Dù đây là lần đầu tiên gặp mặt, nhưng chú ấy đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc.

Chú ấy là một người đàn ông trưởng thành với dáng người cao ráo và hơi gầy. Mái tóc của chú ấy có màu nâu nhạt, xoăn nhẹ bồng bềnh lãng tử - rất giống với tưởng tượng của em về những người nghệ sĩ. Khuôn mặt chú ấy góc cạnh và có sống mũi cao. Dường như chú ấy là một người con lai thì phải. Ấn tượng nhất là đôi mắt nâu sâu thẳm và chất chứa nỗi buồn của chú ấy. Khi chơi đàn piano, đôi mắt chú ấy nhìn về phía xa xăm vô định. Như là chú ấy đang chìm đắm trong thế giới của riêng mình, mặc kệ tất cả những điều xung quanh. Những ngón tay của chú ấy nhảy múa trên phím đàn điệu nghệ đến khiến người xem phải trầm trồ. Tất cả khiến em tin rằng chú ấy là một nghệ sĩ piano thực thụ. Dù chú không mặc bộ vest lịch lãm, không biểu diễn trên sân khấu rộng lỡn thì cũng chẳng chút nào ảnh hưởng đến chú cả.

Mãi đến lúc về nhà, vẻ ngoại hình lãng tử và có chút gì đấy buồn bã của người nghệ sĩ piano đường phố kia vẫn khiến em nhớ mãi. Em rất mong sẽ được gặp chú ấy thêm lần nữa. Lúc ấy, em sẽ tiến lại và xin phép được biết tên của người nghệ sĩ này.


Vận dụng 1

Làm một sản phẩm (viết thiệp, vẽ tranh,...) tặng người thân hoặc người bạn mà em yêu quý. Chia sẻ với người nhận điều em muốn thể hiện qua sản phẩm đó.

Hướng dẫn giải :

Em tiến hành làm một sản phẩm (viết thiệp, vẽ tranh,...) tặng người thân hoặc người bạn mà em yêu quý và chia sẻ với người nhận điều em muốn thể hiện qua sản phẩm đó.

Lời giải chi tiết :

Ví dụ:image

image


Vận dụng 2

Tìm đọc bài thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống (những việc làm thể hiện sự tận tâm với công việc; tình cảm yêu thương, sự quan tâm trong gia đình, cộng đồng;...).

Hướng dẫn giải :

Em tìm đọc bài thơ thể hiện vẻ đẹp cuộc sống qua sách báo, internet,…

Lời giải chi tiết :

Ví dụ:

Gia đình

Nên một gia đình do trời định

Gặp nhau duyên số bà nguyệt se

Tình yêu vun đắp nén thành quả

Hạnh phúc vun vầy ta có ta.

Giữ gìn hạnh phúc là do ta

Hãy cố cùng nhau sống hiền hòa

Tấm lòng nhân Đức sẽ được hưởng

Gia đình sum vầy lại hòa ca.

(Minh Loan)

Vườn ươm gia đình

Đẹp thay hai tiếng gia đình,

Trong ngần câu hát, lung linh vang hòa.

An vui hạnh phúc, mái nhà,

Có công dưỡng dục mẹ cha tháng ngày.

Anh em trên dưới sum vầy,

Nâng niu đùm bọc đong đầy mến thương.

Đường dài có những nắng sương,

Vẫn luôn nồng ấm, ngát hương ân tình.

Niềm tin, cậy, mến trung trinh,

Hằng luôn suy ngẫm câu kinh sớm chiều.

Vườn hoa tươi thắm mỹ miều,

Gia đình có Chúa ngợp nhiều Thánh ân.

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK