Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 111 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy chia sẻ suy nghĩ của mình về khẩu hiệu “Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân”.
Dựa vào kiến thức thực tế để chia sẻ suy nghĩ của mình về khẩu hiệu “Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân”.
Đất nước ta trải qua bốn nghìn năm văn hiến dựng nước và giữ nước để có cuộc sống bình yên ngày nay nhân dân ta đã trải qua những năm tháng lịch sử hào hùng của dân tộc những khó khăn gian khổ mà cha ông ta phải dành cả mạng sống để đánh đổi. Kết quả của quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, với tinh thần khát khao độc lập, tự chủ và tinh thần bảo vệ Tổ quốc được rèn luyện qua bao năm. Giờ đây, Non sông đất nước Việt Nam do các vị vua Hùng và ông cho ta đã hàng ngàn năm xây đắp, gìn giữ đã được độc lập và tự do chúng ta là người dân Việt Nam, ai cũng có lòng tự hào tự tôn dân tộc và yêu nước sâu sắc. Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Chính vì vậy, mỗi chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc, đây là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi công dân trong bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chính nơi mà chúng ta sinh sống. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời. Việc “Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân” phải thực hiện và đây cũng chính là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Ngoài ra, Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng đã từng dặn dò: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đây là một câu nói có ý nghĩa rất sâu sắc bởi sự thiêng của đất nước và dân tộc mà tất cả các thế hệ người Việt phải ra sức giữ gìn, xây dựng bảo vệ Tổ quốc và phát triển để cho Tổ quốc thân yêu ngày càng giàu đẹp và trường tồn.
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 113 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Em hãy xác định các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc trong các thông tin trên.
b. Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể về bảo vệ Tổ Quốc trong các trường hợp trên
a. Đọc các thông tin và xác định các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc trong các thông tin đó.
b. Đọc các trường hợp và căn cứ vào thông tin để nhận xét việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể về bảo vệ Tổ Quốc trong các trường hợp đó
a. Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc trong các thông tin trên:
- Nghĩa vụ quân sự.
- Thực hiện nghĩa vụ đi quân sự.
- Độ tuổi nhập ngũ.
- Bảo vệ Tổ quốc.
- Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
- Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.
- Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
b. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của các chủ thể trong 3 trường hợp:
- Trường hợp 1: V đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015. Cụ thể, V đã tự nguyện đăng kí khám tuyển, xin tạm hoãn việc học để tham gia nghĩa vụ quân sự.
- Trường hợp 2: Ông D đã thực hiện đúng các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân thông qua việc tích cực thực hiện tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội đến người dân.
- Trường hợp 3: Gia đình anh A tham gia bảo vệ biên giới đã thực hiện đúng quy định của Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020.
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 114 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi
a. Căn cứ vào hai thông tin, em hãy xác định nội dung hành vi vi phạm quyền và nghĩa của công dân về bảo vệ Tổ quốc của anh T, ông P và bố mẹ M trong các tình huống trên.
b. Theo em, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc của anh T, ông P và bố mẹ M dẫn tới những hậu quả gì?
a. Đọc các thông tin, trường hợp để xác định nội dung hành vi vi phạm quyền và nghĩa của công dân về bảo vệ Tổ quốc của anh T, ông P và bố mẹ M trong các tình huống đó.
b. Nêu được hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc của anh T, ông P và bố mẹ M trong trường hợp.
a. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc trong các tình huống:
- Tình huống 1: Hành vi của anh T là trốn tránh, chống đối, không chấp hành nghĩa vụ quân sự khi đã có lệnh gọi nhập ngũ.
- Tình huống 2: Hành vi bỏ sót tên của ông P là cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự của anh Q theo quy định của pháp luật.
- Tình huống 3: Việc mẹ M không đồng ý việc nhập ngũ của con trai có thể dẫn đến việc cản trở, chống đối việc thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b. Hành vi của anh T, ông P và mẹ M có thể bị kỉ luật, cảnh cáo, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm được quy định trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 115 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Theo em hành vi nào sau đây là thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc?
Đọc các trường hợp và chỉ ra đâu là hành vi thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Hành vi thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc là:
A. Anh B là sinh viên đại học nhưng vẫn đăng kí thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
C. Anh M luôn tích cực kết hợp cùng bộ đội biên phòng tham gia tuần tra biên giới.
E. Chị N là hội viên của Hội phụ nữ xã X đã tích cực tham gia tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự cho mọi người ở địa phương.
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 115 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Vì sao?
Đọc ý kiến và bày tỏ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến đó. Giải thích.
Em đồng ý với ý kiến của bạn Q vì việc bảo vệ tổ quốc không chỉ là thực hiện nghĩa vụ quân sự mà còn có nhiều hoạt động khác như: tuyên truyền vận động ý thức người dân yêu tổ quốc; tham gia các hoạt động nhằm bảo vệ biên giới, vùng biển, hải đảo,…bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, tham gia các lực lượng vũ trang như công an, quân đội,… Tham gia các hoạt động bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường cũng là những hành động bảo vệ tổ quốc.
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 115 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
a. Em hãy nhận xét suy nghĩ, hành vi của P và bố mẹ P.
b. Nếu là P, em sẽ giải thích như thế nào để bố mẹ hiểu và tôn trọng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình.
a. Đọc trường hợp và nhận xét suy nghĩ, hành vi của P và bố mẹ P.
b. Đặt mình vào vị trí của bạn P để giải cho bố mẹ hiểu và tôn trọng việc thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mình.
a. - Suy nghĩ và hành vi của P là đúng với quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
- Việc bố mẹ P không cho con tham gia hoạt động tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự của địa phương là cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
b. Nếu là P, em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu rằng mỗi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, có thể bằng nhiều cách khác nhau như việc tham gia hoạt động tuyên truyền Luật Nghĩa vụ quân sự của địa phương, tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ 18 tuổi. Đây là trách nhiệm của mỗi người, nếu không tuân thủ thì tùy từng mức độ mà pháp luật sẽ xử lí.
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 115 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy nhận xét về thái độ, hành vi của vợ chồng anh A.
Đọc trường hợp và nhận xét về thái độ, hành vi của vợ chồng anh A trong trường hợp đó.
Thái độ và hành vi của vợ chồng anh A thật đáng khen vì đã thực hiện đúng trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tổ quốc đó là tham gia dân quân tự vệ, tham gia các hoạt động huấn luyện, bảo vệ môi trường tại địa phương.
Trả lời câu hỏi Luyện tập 5 trang 115 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
a. Em hãy nhận xét suy nghĩ, lời nói của H và K?
b. Nếu là H, em sẽ giải thích cho K thế nào để bạn thấy được nghĩa vụ của công dân trong tham gia bảo vệ Tổ quốc.
a. Đọc trường hợp và nhận xét suy nghĩ, lời nói của H và K trong trường hợp đó.
b. Đặt mình vào vị trí của bạn H và đưa ra lời giải thích cho K để bạn thấy được nghĩa vụ của công dân trong tham gia bảo vệ Tổ quốc.
a. - Suy nghĩ và lời nói của H thể hiện ý thức tích cực của công dân trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
- Suy nghĩ và lời nói của K thể hiện chưa nhận thức đầy đủ quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân.
b. Nếu là H, em sẽ giải thích cho K về trách nhiệm của mỗi công dân trong việc bảo vệ tổ quốc bằng nhiều cách khác nhau như: tham gia nghĩa vụ quân sự, tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia. Có bảo vệ tổ quốc thì chúng ta mới có một đất nước hòa bình, có điều kiện phát triển bản thân. Vì vậy, bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của mỗi công dân.
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 115 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy sưu tầm và viết 1 bài về 1 tấm gương tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân bảo vệ Tổ Quốc tại địa phương em.
Sưu tầm và viết 1 bài về 1 tấm gương tích cực thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân bảo vệ Tổ Quốc tại địa phương.
Nữ sinh bảo lưu kết quả đại học, tình nguyện lên đường nhập ngũ
Nữ sinh viên Nguyễn Phạm Hồng Ngọc (21 tuổi, thị trấn Prao, huyện Đông Giang) đã bảo lưu kết quả học tập tại Đại học Kinh tế Đà Nẵng, tình nguyện lên đường nhập ngũ.
Nguyễn Phạm Hồng Ngọc (21 tuổi), một trong 4 nữ tân binh ở Quảng Nam nhập ngũ năm 2023.
Ngọc là một trong 4 nữ thanh niên viết đơn tình nguyện và trúng tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2023 tại tỉnh Quảng Nam. Ngọc chia sẻ, vì thần tượng người ông là quân nhân, năm 2020, Ngọc tham gia thi tuyển Học viện Kỹ thuật Quân sự (Hà Nội) nhưng không đủ điểm nên chuyển hướng học ngành Công nghệ thông tin thuộc Đại học Kinh tế Đà Nẵng.
Ước mơ được khoác lên mình màu áo lính tưởng chừng phải gác lại thì cuối năm 2022, Nguyễn Phạm Hồng Ngọc biết tin Quảng Nam có chỉ tiêu tuyển nữ quân nhân. Cô lập tức viết đơn tình nguyện và được gia đình hết sức ủng hộ.
Ngày nhận được quyết định lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, nữ sinh viên vô cùng hứng khởi. “Tôi hiểu rõ môi trường quân đội vô cùng gian khổ, đặc biệt với nữ giới, nhưng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Tôi mong hết thời gian nghĩa vụ có thể trở thành quân nhân chuyên nghiệp, tiếp tục phục vụ trong quân đội”, nữ tân binh bày tỏ.
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 115 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều
Em hãy cùng các bạn trong lớp tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: Học sinh thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: Học sinh thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Học sinh trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm học tập để thực hiện buổi tọa đàm với chủ đề: “Học sinh thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” dựa trên nội dung sau:
Để bảo vệ Tổ quốc, trước tiên học sinh cần xây dựng, vun đắp lòng yêu nước. Nhất là hiện nay, học sinh được sống trong thời bình nên tình yêu Tổ quốc được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến đó là:
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua việc bản thân mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ tiên, quê hương của mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.
- Là học sinh, là người Việt nam thì phải có tình thương yêu đối với đồng bào; giống nòi; dân tộc. Phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc.
- Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người; quê hương; đất nước; anh hùng hào kiệt; danh nhân văn hoá; về non sông gấm vóc; những sản vật phong phú.
- Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì thế hệ học sinh chúng ta luôn phải xây dựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc lập, không chịu làm nô lệ. Học sinh phải kiên quyết bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay khi đất nước đã hòa bình lặp lại, học sinh chúng ta được sống trong môi trường tốt hơn, mọi thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy thế hệ học sinh chúng ta càng phải thấm nhuần, biết ơn những người đã hi sinh đi trước để Bảo vệ Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên. Để cảm ơn những vị cha, anh, chị đã hi sinh thì thế hệ học sinh chúng ta phải sống ý nghĩa và phải gia sức bảo vệ Tổ quốc. Mỗi chúng ta, thế hệ học sinh hôm để làm tốt điều này thì phải coi đây là một nghĩa vụ thiêng liêng cao quý của mỗi công dân. Vậy trách nhiệm của học sinh đối với việc bảo vệ Tổ quốc là:
- Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ.
- Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác trước âm mưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa phương; tham gia hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi; sẵn sàng lên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những gì được hưởng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK