Trang chủ Lớp 11 SGK Lịch sử 11 - Cánh diều Chủ đề 5. Một số cuộc cải cách lớn trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1858) Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) Lịch sử 11 Cánh diều: Những kinh nghiệm hoặc bài học nào từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong...

Bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) Lịch sử 11 Cánh diều: Những kinh nghiệm hoặc bài học nào từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong...

Giải bài 10. Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) SGK Lịch sử 11 Cánh diều. Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông...Những kinh nghiệm hoặc bài học nào từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong

Câu hỏi:

Câu hỏi mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 67 SGK Lịch sử 11 Cánh diều

Trình bày bối cảnh lịch sử cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung mục 1 trang 67 SGK.

Lời giải chi tiết :

- Về chính trị:

+ Sau khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, triều Lê sơ bước đầu xây dựng bộ máy nhà nước mới, có kế thừa mô hình nhà nước thời Trần, Hồ.

+ Từ thời Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông, nội bộ triều đình có nhiều mâu thuẫn và biến động, đặc biệt là tình trạng phe cánh trong triều và sự lộng quyền của một bộ phận công thần.

- Về kinh tế - xã hội:

+ Nền kinh tế đã được phục hồi, nhưng chế độ ruộng đất vẫn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận nông dân thiếu ruộng đất canh tác, nguồn thu của nhà nước bị ảnh hưởng.

+ Trong xã hội, nạn cường hào lộng hành và quan lại tham ô, nhũng nhiễu ngày càng nhức nhối, tình trạng coi thường pháp luật trở nên phổ biến.

=> Trong bối cảnh đó, sau khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã từng bước tiến hành những chính sách cải cách quan trọng, đặc biệt là đối với hệ thống hành chính từ năm 1466.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 2 a

Trả lời câu hỏi mục 2a trang 70 SGK Lịch sử 11 Cánh diều

Trình bày nội dung cải cách về chính trị của Lê Thánh Tông.

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung phần a, mục 2 trang 68, 69, 70 SGK

Lời giải chi tiết :

* Tổ chức bộ máy chính quyền:

- Ở trung ương, hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào tay nhà vua, tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan:

+ Nhiều cơ quan, chức quan cũ bị bãi bỏ, đặc biệt là những cơ quan, chức quan có nhiều quyền lực.

+ Vị trí và vai trò của các chức quan đại thần suy giảm so với trước.

+ Mọi công việc trong triều đình tập trung về Lục bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công), do nhà vua trực tiếp điều hành, chịu trách nhiệm trước nhà vua. Lục bộ cũng chịu sự giám sát của Lục khoa tương ứng.

+ Trong triều đình còn có Lục tự phụ trách một số nhiệm vụ cụ thể, các cơ quan chuyên môn như Thông chính tỵ, Quốc tử giám,...

- Ở địa phương, tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính, đồng thời thiết lập hệ thống cơ quan, chức quan quản lí từ đạo đến phủ, huyện/châu, xã, cụ thể:

+ Đặt cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm 1471 lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 (Quảng Nam). Hệ thống cơ quan phụ trách đạo thừa tuyên gồm: Đô ty, Thừa ty, Hiến ty, còn gọi là tam ty.

+ Bãi bỏ cấp lộ, trấn cũ; thiết lập hệ thống phủ, huyện/châu, xã cùng hệ thống chức quan đứng đầu phủ, huyện/châu, xã gồm: tri phủ, tri huyện/tri châu, xã trưởng.

* Luật pháp: Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) được hoàn chỉnh và ban hành trên cơ sở bộ luật khởi thảo từ thời vua Lê Thái Tổ.

* Quân đội:

- Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội được cải tổ trên quy mô lớn: cả nước được chia thành 5 khu vực quân sự (Ngũ phủ quân), mỗi phủ quân phụ trách từ hai đến ba địa phương lớn.

- Nhà nước có nhiều ưu đãi đối với binh lính, đặc biệt là ban cấp ruộng đất công.

- Quy định chặt chẽ việc kỉ luật quân đội và việc huấn luyện, tập trận, thao diễn võ nghệ hằng năm.

* Một số cải cách khác:

- Hạn chế quyền lực của vương hầu, quý tộc.

- Quy định chế độ tuyển dụng, phẩm trật, lương bổng, khen thưởng, kỉ luật đối quan lại cùng quy chế làm việc của các cơ quan.

- Quy định thể thức công văn, giấy tờ, trang phục, lễ nghỉ ở triều đình.

- Sử dụng khoa cử là hình thức tuyển chọn quan lại chủ yếu.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 2 b

Trả lời câu hỏi mục 2b trang 70 SGK Lịch sử 11 Cánh diều

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 3, trình bày nội dung cải cách về kinh tế, văn hoá của Lê Thánh Tông.

image
image

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Đọc nội dung phần b, mục 2 trang 70 SGK.

Bước 2: Đọc tư liệu trang 70 để biết được nhận định của nhà sử học Phan Huy Chú về sự phát triển của khoa cử dưới thời Lê Thánh Tông.

Bước 3: Quan sát Hình 3 để hiểu được sự trọng người tài của vua Lê Thánh Tông qua việc cho khắc bia đề tên tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Lời giải chi tiết :

- Về kinh tế:

+ Năm 1477, ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.

+ Nhà nước khuyến khích khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác.

- Về văn hoá:

+ Đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.

+ Giáo dục - khoa cử được chú trọng và có nhiều đổi mới: Quốc tử giám được trùng tu, mở rộng trên quy mô lớn. Trường học công được mở rộng đến cấp phủ, huyện. Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ với 3 kì thi Hương, Hội, thi Đình định kì. Những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh bằng những nghi thức như lễ xướng danh, bái tổ, khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc tử Giám.


Câu hỏi:

Câu hỏi mục 3

Trả lời câu hỏi mục 3 trang 71 SGK Lịch sử 11 Cánh diều

Trình bày ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.

Hướng dẫn giải :

Đọc nội dung mục 3 trang 71 SGK.

Lời giải chi tiết :

- Thể hiện rõ tinh thần dân tộc của vương triều Lê sơ.

- Đưa nhà nước Lê sơ đạt đến giai đoạn phát triển đỉnh cao.

- Đặt cơ sở cho hệ thống hành chính của Đại Việt nhiều thế kỉ sau.


Câu hỏi:

Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập 1 trang 71 SGK Lịch sử 11 Cánh diều

Khái quát những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông thế kỉ XV.

Hướng dẫn giải :

Đọc lại nội dung mục 2 trang 68, 69, 70 SGK.

Lời giải chi tiết :

* Về chính trị:

- Tổ chức bộ máy chính quyền:

+ Ở trung ương, hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào tay nhà vua, tăng cường chế độ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan:

  • Nhiều cơ quan, chức quan cũ bị bãi bỏ, đặc biệt là những cơ quan, chức quan có nhiều quyền lực.

  • Vị trí và vai trò của các chức quan đại thần suy giảm so với trước.

  • Mọi công việc trong triều đình tập trung về Lục bộ, do nhà vua trực tiếp điều hành. Lục bộ chịu sự giám sát của Lục khoa.

  • Ngoài ra còn có Lục tự, các cơ quan chuyên môn như Thông chính tỵ, Quốc tử giám,...

+ Ở địa phương, tổ chức lại hệ thống đơn vị hành chính, thiết lập hệ thống cơ quan, chức quan quản lí:

  • Đặt cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Đến năm 1471 lập thêm đạo thừa tuyên thứ 13 (Quảng Nam). Hệ thống cơ quan phụ trách gồm: Đô ty, Thừa ty, Hiến ty.

  • Thiết lập hệ thống phủ, huyện/châu, xã cùng hệ thống chức quan đứng đầu phủ, huyện/châu, xã gồm: tri phủ, tri huyện/tri châu, xã trưởng.

- Luật pháp: Bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) được hoàn chỉnh và ban hành.

- Quân đội:

+ Từ năm 1466, hệ thống tổ chức quân đội được cải tổ trên quy mô lớn.

+ Nhà nước có nhiều ưu đãi đối với binh lính, đặc biệt là ban cấp ruộng đất công.

+ Quy định chặt chẽ việc kỉ luật quân đội và việc huấn luyện, tập trận, thao diễn võ nghệ hằng năm.

* Về kinh tế:

- Năm 1477, ban hành chính sách lộc điền và chính sách quân điền.

- Nhà nước khuyến khích khai khẩn đồn điền, mở rộng diện tích canh tác trên cả nước.

* Về văn hoá:

- Đặc biệt đề cao Nho giáo, đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng độc tôn, chính thống của triều đình và toàn xã hội.

- Giáo dục - khoa cử được chú trọng và có nhiều đổi mới: Quốc tử giám được trùng tu, mở rộng. Trường học công được mở rộng đến cấp phủ, huyện. Chế độ khoa cử được quy định chặt chẽ. Những người thi đỗ tiến sĩ được tôn vinh bằng những nghi thức như lễ xướng danh, bái tổ, khắc tên trên văn bia tại Văn Miếu - Quốc tử Giám.


Câu hỏi:

Luyện tập 2

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập 2 trang 71 SGK Lịch sử 11 Cánh diều

Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lê sơ từ sau cải cách của Lê Thánh Tông.

Hướng dẫn giải :

Bước 1: Đọc lại nội dung phần a, mục 2 trang 68 SGK.

Bước 2: Dựa vào nội dung đã đọc, vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền trung ương thời Lê sơ từ sau cải cách của Lê Thánh Tông.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Vận dụng

Trả lời câu hỏi phần Vận dụng trang 71 SGK Lịch sử 11 Cánh diều

Những kinh nghiệm hoặc bài học nào từ cuộc cải cách của Lê Thánh Tông có thể vận dụng trong công cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay?

Hướng dẫn giải :

Liên hệ thực tiễn.

Lời giải chi tiết :

- Chú trọng xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, được tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương.

- Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài; tuyển chọn quan lại công khai, minh bạch.

- Xây dựng bộ máy kiểm tra, giám sát, khen thưởng, kỷ luật khách quan, công bằng; đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn bè phái, hối lộ, tham nhũng,...

- Quản lý nhà nước bằng pháp luật, đề cao pháp luật.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK